Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông

hội ở tỉnh Đắk Nông

2.4.1. Những kết quả đạt được

QLNN về hoạt động BTXH tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành quả:

- Một, tổ chức bộ máy QLNN về BTXH đƣợc kiện toàn một cách tƣơng đối, hiện nay đã có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác BTXH của 71/71 xã, phƣờng, thị trấn. Trong thời gian qua, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã thực hiện khá tốt chức năng tham mƣu cho UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác BTXH nhƣ các quyết đinh, kế hoạch, thông báo....; đồng thời thực hiện sự phối kết hợp với các cơ quan hữu quan trong việc trợ giúp các đối tƣợng yếu thế.

- Hai, việc triển khai và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản về BTXH đƣợc thực hiện khá tốt, phổ biến rộng rãi, hƣớng đến sự hiểu biết của mọi đối tƣợng, hình thức phổ biển phối hợp từ tỉnh đến cấp cơ sở.

- Ba, chính quyền tích cực khuyến khích việc thu hút nguồn lực từ các mạnh thƣờng quân, những nhà hảo tâm đóng góp vì mục đích từ thiện cùng Nhà nƣớc chăm lo và đem lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo mức sống cho các đối tƣợng yếu thế.

- Bốn, chính quyền địa phƣơng cũng đã tích cực lồng ghép các chính sách chăm lo, hỗ trợ đối tƣợng BTXH với các chƣơng trình của địa phƣơng nhƣ Chƣơng trình vì trẻ em, chƣơng trình giảm hộ nghèo bền vững, chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng...

- Năm, tập trung cho công tác đảm bảo giảm nghèo hiệu quả, phòng chống thiên tai, lốc xoáy, hỏa hoạn và dịch bệnh....để hạn chế những rủi ro gây ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân, dẫn đến hoàn cảnh yếu thế.

- Sáu, hiện nay tỉnh Đắk Nông đã áp dụng thành công việc chi trả cho đối tƣợng BTXH đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng thông qua dịch vụ bƣu điện, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng đƣợc hƣởng, qua đó cũng tránh đƣợc tình trạng chậm trễ chi trả so với trƣớc đây

- Bảy, có kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động BTXH (cả thƣởng xuyên và đột xuất) nên đã từng bƣớc phát hiện và điều chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

- Hiệu lực của chính sách BTXH chƣa cao thể hiện ở:

Một là tính bao phủ của chính sách BTXH thấp chƣa bảo đảm một cách toàn diện đã ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của chính sách; Hiệu lực của chính sách phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách là bảo đảm đối tƣợng BTXH khó khăn đƣợc trợ giúp, và đảm bảo mức sống tối thiểu, tuy nhiên trên thực tế, còn nhiếu đối tƣợng khó khăn trên địa bàn tỉnh không đƣợc trợ giúp, một số đối tƣợng đƣợc trợ giúp nhƣng không đủ trang trải nhu cầu cơ bản của cuộc

sống. Do đó các đối tƣợng chƣa thật sự đồng tình đã làm hạn chế một phần hiệu quả của chính sách.

Hai là mức trợ cấp là thấp so với thực tiễn phát triển kinh tế.

Mức trợ cấp của đối tƣợng còn dƣới chuẩn nghèo, vẫn biết là chủ trƣơng Nhà nƣớc một phần, còn lại huy động từ xã hội, cộng đồng, gia đình; Song Nhà nƣớc bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tƣợng và gia đình ở mức tối thiểu, nếu không cải biến kịp thời thì đến một lúc nào đó đối tƣợng sẽ không thiết tha với BTXH dành cho họ.

Ba là chƣa đảm bảo tính công bằng của chính sách giữa các đối tƣợng, cụ thể đối với trẻ em dƣới 18 tháng tuổi và trẻ từ 18 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi nhu cầu dinh dƣỡng là nhƣ nhau nhƣng mức trợ cấp chênh lệch nhiều.

- Các dịch vụ BTXH chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả: Một số đối tƣợng chƣa đƣợc hƣởng BTXH hoặc đã đƣợc hƣởng nhƣng chƣa sử dụng hiệu quả các dịch vụ trợ giúp. Cụ thể các dịch vụ trợ giúp về giáo dục, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm chƣa thu hút đƣợc tất cả các đối tƣợng yếu thế.

- Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BTXH nhìn chung chƣa đƣợc chủ động, còn trông chờ vào hƣớng dẫn của cấp trên. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền còn hình thức, các chính sách chƣa thật sự đến với ngƣời dân cũng nhƣ các đối tƣợng BTXH, chƣa tuyên truyền, động viên, khuyến khích để các đối tƣợng tiếp cận với chính sách nhƣ dạy nghề, đào tạo cho đối tƣợng là NTT, TEMC.

- Tổ chức bộ máy chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, chính sách cho cán bộ làm công tác này còn hạn chế (hiện tại chỉ đƣợc hƣởng mức phụ cấp là 350.000đồng/ngƣời/tháng); cơ chế phối hợp liên ngành trong lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm và huy động nguồn lực. Hiện nay chƣa có chƣơng

trình phối hợp về việc thành lập các cơ sở BTXH từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Công tác quản lý đối tƣợng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chƣa cao nên thƣờng xảy ra trùng lắp, sai đối tƣợng. Việc thu thập, thống kê số liệu khó khăn do sự luân chuyển, thay đổi cán bộ thực hiện, báo cáo thực hiện và số liệu thống kê không trùng khớp với nhau.

- Các qui định về thủ tục hành chính, quy trình quyết định đối tƣợng hƣởng BTXH, việc thành lập cơ sở BTXH phức tạp. Cụ thể nhƣ trƣờng hợp các cơ sở BTXH không đủ điều kiện vật chất nhƣng vẫn đảm bảo chăm lo đƣợc một số đối tƣợng thật sự khó khăn không nơi nƣơng tựa song việc ra quyết định công nhận cơ sở BTXH phải đúng theo quy định và các tiêu chí của Nghị định số 68 và 182.

- Hiện nay chƣa có phần mềm quản lý đối tƣợng nên gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý cũng nhƣ thu thập, xứ lý thông tin liên quan đến đối tƣợng BTXH, chính vì thế nhiều đối tƣợng còn bị sót trong thống kê, lập danh sách.

- Hoạt động thanh tra kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẻo, chỉ khi có dƣ luận mới tiến hành kiểm tra, chƣa phát huy tính chủ động trong kiểm tra giám sát để nâng cao nhằm phòng ngừa ngăn chặn những vấn đề trong hoạt động BTXH

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Mặc dù Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã chủ động, tích cực thực hiện hoạt động BTXH, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

- Nhiều văn bản điều chỉnh, các văn bản có nội dung chồng chéo nhau đo đó khó khăn trong tổ chức thực hiện. Có nhiều nội dung BTXH đƣợc qui định ở nhiều văn bản, mỗi văn bản có cơ chế thực hiện khác nhau.

- Bộ máy QLNN về BTXH còn mỏng về số lƣợng, năng lực đội ngũ cán bộ công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chƣa tổ chức,

triển khai thực hiện tốt công tác QLNN về BTXH trên địa bàn. Công tác cán bộ chƣa quan tâm đến hệ thống các đơn vị sự nghiệp nhƣ phòng Giáo dục, Trung tâm dạy nghề; cán bộ cơ sở chƣa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn công tác xã hội nên thực hiện thiếu chuyên nghiệp.

- Việc thay đổi, luân chuyển cán bộ thực hiện không có sự hƣớng dẫn, bàn giao đúng đắn, dẫn đến tình trạng không nắm đƣợc thông tin, số liệu trƣớc đó đã gây khó khăn trong cập nhật, thống kê để tiến hành dự đoán tình hình đối tƣợng.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận QLNN về BTXH vẫn còn chƣa đồng bộ, rời rạc, thiếu chặt chẽ, chƣa có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan chính điều này làm hạn chế rất lớn đến công tác QLNN về BTXH.

- Các đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp do thiếu về kiến thức cũng nhƣ điều kiện tiếp cận thông tin nên không chủ động trong làm hồ sơ, trông chờ đến các cơ quan, những ngƣời phụ trách phát hiện ra. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế khó khăn, các đối tƣợng chỉ mong đảm bảo đƣợc cuộc sống hiện tại, nên cũng không hƣởng ứng tối đa các chính sách BTXH về giáo dục, đào tạo, dạy nghề….

- Nhận thức của nhiều cơ quan Nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc đổi mới, phần lớn vẫn tồn tại quan niệm ban phát, nên việc xét duyệt hồ sơ không đƣợc đẩy mạnh, hoàn tất sớm để đối tƣợng đƣợc trợ giúp sớm.

- Các chủ cơ sở từ thiện còn ỷ lại, suy nghĩ đơn giản là các hoạt động từ thiện nên chỉ cần mình không có ý đồ xấu, không báo cho cơ quan chức năng về tình trạng hoạt động các cơ sở, gây khó khăn cho lực lƣợng quản lý.

- Các tiêu chí xác định đối tƣợng BTXH còn khắt khe, nhiều đối tƣợng khó khăn chƣa đƣợc thụ hƣởng; Đây là nguyên nhân của việc chƣa đảm bảo mức độ bao phủ đối tƣợng. Các đối tƣợng nghèo cần đến sự trợ giúp, nhƣng

phải bảo đảm các điều kiện không có khả năng lao động, không có ngƣời chăm sóc, không có nguồn thu nhập.

- Nguồn ngân sách có hạn không thể trợ giúp tất cả các đối tƣợng khó khăn, dẫn đến mức trợ cấp thấp. Đây vừa là tồn tại cũng vừa là nguyên nhân cho nội dung chƣa thật sự tạo đƣợc sự đồng thuận của đối tƣợng hƣởng lợi dẫn đến hiệu quả của chính sách chƣa cao.

- Sự gia tăng nhanh chóng các đối tƣợng mỗi năm đa phần là do rủi ro tự nhiên, nghèo, bệnh tật nên không có sự lựa chọn cho bản thân mình nhƣ tuổi già, tàn tật, thiên tai, mồ cô…cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, trong khi đó, nguồn lực của Nhà nƣớc không lớn nên không đủ khả năng cho viêc mở rộng đối tƣợng cũng nhƣ nâng mức trợ cấp cho các đối tƣợng đảm bảo điều kiện sống cơ bản của con ngƣời.

- Địa bàn tỉnh rộng lớn, với lực lƣợng mỏng và kiêm nhiệm nên việc nắm bắt đối tƣợng nhanh chóng, kịp thời cũng bị giới hạn

- Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh kèm theo lạm phát lớn nên khó khăn càng khó khăn, làm cho mức trợ cấp càng nhỏ và không đủ chi trả nhu cầu cơ bản.

- Với sự phát triển nhanh chóng đối tƣợng BTXH, dẫn đến sự bùng phát của hàng loạt các hoạt động từ thiện, tổ chức từ thiện, cùng với sự thiếu thống nhất trong quản lý đã gây nhiều khó khăn cho QLNN về BTXH.

Tiểu kết chƣơng 2

Tỉnh Đắk Nông với nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, phát triển kinh tế xã hội. Song đối tƣợng BTXH tƣơng đối đa dạng, trong đó phần lớn là NCT, NTT và số trẻ em khá đông. Nhà nƣớc có nhiều chính sách hỗ trợ cho các đối tƣợng nhƣ trợ giúp bằng vật chất, trợ giúp y tế, giáo dục đào tạo và dạy nghề, giải quyết việc làm. Cơ quan chức năng cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm đến công tác quản lý hoạt động này một cách hiệu quả. Bằng chứng là đã có rất nhiều em nhỏ mồ côi đƣợc đến trƣờng, các cụ già neo đơn đƣợc ấm áp hơn trong các ngày lễ tết, những NTT đƣợc chăm sóc sức khỏe mỗi năm…. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác quản lý vẫn còn nhiều thách thức, tồn tại, hạn chế nhƣ:Hệ thống chính sách của hoạt động BTXH và việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BTXH chƣa đƣợc quan tâm, còn nhiều hạn chế, chƣa phù hợp; Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách trong lĩnh vực QLNN về BTXH còn mỏng, nguồn lực huy động còn hạn chế, chất lƣợng chƣa cao so với sự gia tăng nhanh chóng đối tƣợng BTXH nhƣ hiện nay; Công tác quản lý đối tƣợng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chƣa cao nên thƣờng xảy ra trùng lắp, sai đối tƣợng; Nhiều thủ tục hành chính rƣờm rà; các thủ tục nhƣ xét duyệt hố sơ, thủ tục xử lý hồ sơ thời gian kéo dài gây khó khăn cho các HGĐ cá nhân đƣợc hƣởng trợ giúp; Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẻo, chƣa đƣợc đảm bảo và thƣờng xuyên để nâng cao nhằm phòng ngừa ngăn chặn những vấn đề trong hoạt động BTXH…

Việc đánh giá cụ thể về những mặt đạt đƣợc, tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của các tồn tại đã đƣợc trình bày cụ thể tại Chƣơng 2, đây cũng là cơ sở và căn cứ để xây dựng các giải pháp trong Chƣơng 3 góp phần hoàn thiện hoạt động BTXH, đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Mục tiêu và quan điểm bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Mục tiêu bảo trợ xã hội

Thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn, dự kiến đến năm 2020, thành lập 02 Trung tâm bảo trợ xã hội công lập. Thực hiện chi trả trợ cấp tại cộng đồng cho 100% đối tƣợng bảo trợ xã hội có hồ sơ quản lý.

Tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành liên quan thực hiện các chính sách về bảo hiểm y tế, nhà ở, vay vốn sản xuất, khuyến nông - lâm - ngƣ... hỗ trợ đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục tiếp nhận và thực hiện việc chăm sóc, nuôi dƣỡng các đối tƣợng trẻ em mồ côi, ngƣời già không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị khuyết tật, ... vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và các Trung tâm công lập.

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-CP ngày 27/2/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 -2020; Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Ngƣời cao tuổi; Luật ngƣời khuyết tật.

3.1.2. Quan điểm bảo trợ xã hội

3.1.2.1. Đảm bảo nâng cao đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội

Đối với Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách an sinh xã hội nói chung về BTXH nói riêng đƣợc cụ thể trong các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần III (tháng 9/1960), Đảng ta đã xác định đến việc BTXH bằng quan điểm “Cải thiện đời sống vật chất và vǎn hóa của nhân dân thêm một bƣớc,

làm cho nhân dân ta đƣợc ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và đƣợc học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị”. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2/1991) cũng đã nhấn mạnh: “chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao thể chất, có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý giữa nguồn thu nhập trong các bộ phận dân cƣ, có chính sách BTXH tích cực đối với các đối tƣợng yếu thế trong xã hội”. Quán triệt quan điểm trên, các cấp, các ngành luôn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân, làm cho dân ta đƣợc ăn no, mặc ấm, đƣợc học hành đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động BTXH đối với các đối tƣợng yếu thế.

Nâng cao hiệu quả công tác bảo trợ xã hội, tiếp tục mở rộng đối tƣợng thụ hƣờng, nâng dần mức trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp với ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)