Kết quả thực hiện bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 57 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Kết quả thực hiện bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017

định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Sở LĐ-TB&XH chƣa ra quyết định xử phạt trƣờng hợp nào mà chỉ hƣớng dẫn, nhắc nhở và đôn đốc thực hiện.

2.3. Kết quả thực hiện bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017 2013 – 2017

2.3.1. Trợ giúp về vật chất

Thực hiện về trợ giúp vật chất, theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP Nhà nƣớc trợ giúp bằng tiền đối với ngƣời yếu thế

dƣới hai hình thức là trợ cấp đột xuất và trợ cấp thƣờng xuyên. Trợ cấp thƣờng xuyên có thể xem là hoạt động chủ đạo của BTXH; theo qui định thì mức trợ cấp đột xuất chỉ mang tính hỗ trợ, phần lớn là vận động từ cộng đồng xã hội. Trên địa bàn tỉnh, số lƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp hàng năm đều tăng nên số tiền trợ cấp cũng tăng đáng kể; Sự điều chỉnh mức hƣởng cũng nhƣ mở rộng đối tƣợng hƣởng trợ cấp từ Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã phần nào thay đổi diện mạo cho chính sách BTXH, kinh phí thực hiện qua các năm nhƣ sau:

Bảng 2.4: Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Nông năm 2013-2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số đối tƣợng (ngƣời) 6.605 7.072 7.181 10.093 8.867 Kinh phí (tỷ đồng) 16.435 21.540 24.663 32.701 42.917

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Từ bảng 2.4 kinh phí trợ cấp thƣờng xuyên BTXH trên có thể thấy rằng kinh phí cho hoạt động này ngày một tăng theo sự gia tăng của đối tƣợng BTXH. Cụ thể, năm 2013 kinh phí chi trợ cấp hàng tháng hơn 16.435 tỷ đồng, năm 2016 số đối tƣợng tăng nên kinh phí trợ cấp cũng tăng theo lên trên 32.701 tỷ đồng, năm 2017 số đối tƣợng giảm nhƣng kinh phí lại tăng lên 42.917 tỷ đồng.

Số tiền chi cho trợ cấp đột xuất khá khiêm tốn so với trợ cấp thƣờng xuyên (bảng 2.4); Song số lƣợng ngƣời chết, mất tích và số nhà ở đƣợc hỗ trợ do thiên tai, bão lũ ngày càng tăng, điều này chứng tỏ tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng diễn biến phức tạp, khó lƣờng.

Ngoài ra việc cứu đói dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt hàng năm luôn đƣợc UBND tỉnh quan tâm, cũng nhƣ kinh phí phân bổ từ Trung ƣơng cho

việc cứu đói nhờ vậy đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định đời sống của ngƣời dân, giúp ngƣời dân yên tâm hơn trong cuộc sống.

Bảng 2.5: Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Nông năm 2013-2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số ngƣời chết, mất tích (ngƣời) 11 8 22 15 8 Tổng số nhà sập, đỗ, hƣ hỏng nặng đƣợc hỗ trợ do thiên tai 20 55 77 64 78 Kinh phí (triệu đồng) 327 360 455 397 469

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Bảng 2.6: Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2013-2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số hộ đƣợc

cứu đói (hộ) 2.143 2.789 3.220 4.145 5.713 Tổng số khẩu đƣợc

cứu đói (khẩu) 8.421 10.202 10.788 19.407 22.607 Số gạo cứu đói (tấn

gạo) 430 462 340 685 517

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Bên cạnh đó, cuối năm 2009 Luật NCT đƣợc ban hành và có hiệu lực vào tháng 7/2010, theo đó những NCT tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi sẽ đƣợc thăm, mừng thọ chúc thọ, mừng thọ. Đến nay đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 4.160 lƣợt ngƣời, kinh phí gần 2 tỷ đồng; tổ chức thăm tặng quà cho 28.586 lƣợt ngƣời, kinh phí gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm các đơn vị phối hợp nhƣ Hội Bảo trợ NTT và TEMC, hội NCT, Mặt trận tổ quốc Việt

Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh… cũng vận động các nhà hảo tâm, mạnh thƣờng quân để xây dựng nhà tình thƣơng cho một số đối tƣợng đặc biệt khó khăn, tặng quà tết cho các đối tƣợng; tặng học bỗng, quần áo, sách vở cho nhóm đối tƣợng trẻ em; Thêm vào đó, Nhà nƣớc còn hỗ trợ bằng cách cho các các đối tƣợng nghèo neo đơn vay với lãi suất ƣu đãi để làm sinh kế [18].

Qua các số liệu thống kê, khoản chi ngân sách cho hoạt động BTXH mỗi năm chiếm khoảng 3% tổng chi ngân sách của tỉnh và con số này luôn tăng qua mỗi năm, vì thế các nhà quản lý cần có sự rà soát chặt chẽ và dự báo sự gia tăng của đối tƣợng để đảm bảo nguồn kinh phí không ảnh hƣởng đến chi ngân sách cho các hoạt động quan trọng khác đồng thời có những chính sách khuyến khích cộng đồng cùng tham gia tiến tới xã hội hóa hoạt động BTXH. Tuy nhiên, có một thực tế rất rõ ràng là mức trợ cấp còn thấp và chậm đƣợc điều chỉnh. Mức trợ cấp tối thiểu cho đối tƣợng sống tại cộng đồng hiện nay mới chỉ bằng 10,31% thu nhập bình quân, 60% chuẩn nghèo khu vực nông thôn ban hành năm 2011.... Mức trợ cấp hiện hành mới chỉ bảo đảm hỗ trợ đƣợc một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tƣợng. Bên cạnh mức hƣởng thấp thì thời gian giữa các lần điều chỉnh mức trợ cấp lại dài (thƣờng là 3-5 năm) nên mức trợ cấp không phản ánh đƣợc đúng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của các nhóm đối tƣợng cũng nhƣ chi phí cuộc sống (phản ánh bằng chỉ số giá tiêu dùng). Trong giai đoạn 2000-2010, mức chuẩn này chỉ tăng có 2,7 lần, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 4 lần. Chính vì vậy, hiệu quả chính sách chƣa cao, chƣa tạo đƣợc sự an toàn cho đối tƣợng hƣởng lợi. Ngoài ra, trợ cấp đột xuất, khắc phục rủi ro, thiên tai có lúc, có nơi chƣa kịp thời (nguồn ngân sách) và chƣa công bằng, hợp lý (nguồn cộng đồng đóng góp ủng hộ).

2.3.2. Trợ giúp bằng y tế, phục hồi chức năng

Hàng năm, kèm theo sự trợ giúp bằng tiền, một số đối tƣợng BTXH còn đƣợc chăm lo về y tế. Với chủ trƣơng giúp những ngƣời yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, Nhà nƣớc đã hỗ trợ bằng khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và khuyến khích hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. Bảo đảm 100% đối tƣợng BTXH trên địa bàn tỉnh đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí. Mỗi đối tƣợng đều đƣợc cấp thẻ BHYT, trƣờng hợp các hộ gia đình nuôi con nhỏ thì các bé cũng nhận đƣợc BHYT.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, chính sách y tế vẫn còn một số tồn tại nhất định: Các đối tƣợng rất khó khăn và rất cần đƣợc chăm sóc đầy đủ về sức khỏe, đặc biệt là các đối tƣợng NTT, ngƣời tâm thần, các đối tƣợng là NCT; Bệnh viện tuyến huyện không đủ dụng cụ cũng nhƣ tay nghề điều trị các căn bệnh mãn tính, bệnh nặng khác, trong khi đó các đối tƣợng BTXH không có điều kiện về tài chính lẫn phƣơng tiện để lên tuyến trên, cùng với tƣ tƣởng của các bác sỹ không muốn chuyển bệnh nhiều lên tuyến trên nên các đối tƣợng hƣởng không trọn vẹn chính sách. Công tác thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế đôi lúc trùng lắp đối tƣợng, có đối tƣợng nhận hai thẻ, có đối tƣợng bỏ sót, tuy số lƣợng này không nhiều nhƣng cũng bộc lộ sự hạn chế trong công tác quản lý.

2.3.3. Trợ giúp bằng học nghề, giới thiệu việc làm

Toàn tỉnh hiện nay có 43 cơ sở dạy nghề và 01 Trung tâm Dịch vụ việc làm, các trung tâm cũng có nhiều ngành học cho các học viên, nhƣng đối với đối tƣợng NTT thì các trung tâm không có ngành học cũng nhƣ dụng cụ chức năng cho học viên, chính vì thế số lƣợng NTT đƣợc học nghề rất hạn chế, chỉ có một số em khuyết tật ở chân nhƣng không phải trong đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BTXH và các em cũng học không trọn khóa học với lý do mặc

cảm với bạn bè cùng lứa. Mặc dù thiện nay đã có nhiều hỗ trợ cho các em khi theo học nghề nhƣ miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn khi đi học, hỗ trợ dụng cụ học tập nhƣng số theo học của đối tƣợng BTXH vẫn không cao, cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 chỉ có 27 đối tƣợng bảo trợ xã hội đến học nghề tại các cơ sở dạy nghề, số lƣợng vẫn quá ít so với số đối tƣợng trong độ tuổi lao động. Nhìn chung công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đối với các đối tƣợng BTXH không hiệu quả; Số lƣợng đối tƣợng đƣợc đào tạo không tăng trong khi đối tƣợng BTXH trong độ tuổi lao động ngày một tăng sẽ dẫn đến thực trạng lao động không có tay nghề, lƣơng không cao, kéo theo thảm cảnh nghèo không giảm, đây cũng là vấn đề cho các nhà quản lý về dạy nghề, việc làm cũng nhƣ các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)