7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp trên, góp phần nâng cao hoạt động BTXH, không đơn thuần chỉ là thay đổi của một cấp một ngành, mà đòi hỏi sự điều chỉnh của cả một hệ thống từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng; Qua nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Trung ương
- Hoàn thiện chính sách BTXH cơ bản nhất là hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động này; Trƣớc tiên là rà soát hệ thống các văn bản pháp luật còn hiệu lực có liên quan đến hoạt động BTXH, để có sự điều chỉnh bổ sung hợp lý, tránh trùng lắp các chính sách đối với cùng đối tƣợng. Tiếp đến là nghiên cứu xây dụng dự án Luật về BTXH hoặc Luật An sinh xã hội trong đó có chính sách BTXH. Cơ quan hoạch định chính sách BTXH cần có lộ trình cụ thể để khi có một sản phẩm văn bản mang tính chất liên hoàn, thông suốt, tránh trùng lắp. Đồng thời, trƣớc khi ban hành chính sách BTXH cần thực hiện khảo sát thực tế cụ thể để có những quy định hỗ trợ phù hợp với điều kiện từng vùng và sự mong chờ của đối tƣợng yếu thế. Khi ban hành chính sách phải có văn bản hƣớng dẫn rõ ràng, kịp thời quy định thẩm quyền cụ thể của từng cơ quan có liên quan và quy trình thực thi chính sách.
- Chỉ đạo các Bộ có liên quan rà soát chính sách, pháp luật về BTXH và sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết; xây dựng hệ thống quản lý theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách BTXH thống nhất.
- Cần rà soát lại tiêu chí xác định đối tƣợng theo hƣớng linh hoạt, bỏ một số điều kiện cứng (đủ), quan tâm điều kiện thực tế (cần) để thực sự bao phủ hết số đối tƣợng khó khăn. Cụ thể, các đối tƣợng ở điều kiện cần thay vì
thuộc hộ gia đình nghèo có thể thay bằng hộ gia đình có thu nhập thấp. Khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, ngân sách đảm bảo đủ có thể nới rộng điều kiện cần để các đối tƣợng yếu thế có cơ hội nhƣ nhau.
- Mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng, nghiên cứu một số chính sách cho đối tƣợng đặc thù vùng Tây Nguyên (ví dụ nhƣ chính sách cho trẻ em mồ côi theo chế độ mẫu hệ); Điều chỉnh nâng các mức trợ cấp đối với đối tƣợng BTXH, trƣớc mắt, với điều kiện kinh tế xã hội không lạc quan nhƣ hiện nay, có thể áp dụng phƣơng án điều chỉnh theo tỉ số tăng giá tiêu dùng. Đến khi kinh tế phát triển ổn định là đồng bộ với chuẩn nghèo và xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu mức trợ giúp xã hội bằng 70% mức sống tối thiểu tiến đến bằng mức sống tối thiểu.
- Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế để dự báo số đối tƣợng cần trợ giúp do ảnh hƣởng của cú sốc đối với nền kinh tế, biến đổi khí hậu, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.
- Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình, dự án quốc gia về hoạt động BTXH. Khung kế hoạch này dựa trên cơ sở luật pháp về BTXH, chƣơng trình phòng ngừa tai nạn, rủi ro, chƣơng trình chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội để hình thành các mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện. Đồng thời kế hoạch xuất phát theo yêu cầu cân đối nguồn lực, đảm bảo huy động đƣợc nhiều nguồn lực hơn từ cộng đồng dành cho đối tƣợng yếu thế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ nhiều kênh truyền thông vận động toàn dân tham gia cứu trợ xã hội, trong đó nghiên cứu và đƣa vào áp dụng rộng rãi mô hình “chăm sóc thay thế” thể hiện đƣợc truyền thống tốt đẹp của ngƣời dân Việt Nam “lá lành đùm lá rách” đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc.
- Nghiên cứu phƣơng án chuyển đối hình thức cung cấp dịch vụ sang cung cấp tiền hoặc bổ sung phƣơng án để đối tƣợng có điều kiện tự do chọn và sử dụng tối đa các dịch vụ BTXH.
- Nên triển khai mô hình đào tạo ngành công tác xã hội sâu rộng và khuyến khích ngành nghề này để đáp úng kịp thời nhu cầu cấp thiết của xã hội.
- Sớm nghiên cứu ban hành phần mềm quản lý đối tƣợng BTXH để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng trong cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về BTXH.
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh
- Sớm hoàn thiện các văn bản pháp lý về lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh, ban hành kịp thời các qui định, hƣớng dẫn về hoạt động BTXH, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý sử dụng các nguồn lực để triển khai tại địa phƣơng.
- Nên nghiên cứu hỗ trợ thêm mức trợ cấp cho các đối tƣợng yếu thế để đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu của con ngƣời; Hỗ trợ thêm nguồn lực để tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng cho ngƣời dân cũng nhƣ các đối tƣợng BTXH.
- Xây dựng thêm các chƣơng trình dự án về ăn, ở, vui chơi cho các đối tƣợng yếu thế tạo sự công bằng trong xã hội nhƣ mọi ngƣời khác; Quy hoạch, củng cố và mở rộng mạng lƣới cơ sở BTXH để các đối tƣợng khó khăn, yếu thế có thêm điều kiện đƣợc chăm sóc, đƣợc nƣơng tựa.
- Hiện nay vị trí cán bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ở cấp xã chỉ là chức danh bán chuyên trách nên thƣờng bị thua thiệt trong vấn đề trợ cấp so với các vị trí khác trong khi công việc thì quá nhiều. Đề nghị tỉnh quan tâm xem xét và bố trí họ vào chức danh cán bộ công chức hoặc chuyên trách để họ yên tâm công tác hơn.
- Kịp thời có văn bản hƣớng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản cấp trên về hoạt động BTXH, không trông chờ vào cấp trên, phải chủ động trong việc triển khai tổ chức thực hiện.
- Chính sách chỉ thật sự hiệu quả, đi sâu vào ngƣời dân khi mọi ngƣời cùng hiểu biết, cùng thực hiện. Vì thế, cần hết sức chú trọng đến công tác truyền thông, giới thiệu, tuyên truyền chính sách BTXH bằng nhiều hình thức nhƣ: thông qua kênh truyền thanh, báo địa phƣơng, biên soạn tờ rơi rõ ràng dễ hiểu phát cho ngƣời dân và dán trên các bản tin của các trụ sở… biên soạn tài liệu tuyên truyền hƣớng dẫn nghiệp vụ, in và phát cho các đối tƣợng quan tâm.
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội từ tỉnh đến xã, đảm bảo đủ chuẩn, có năng lực trong việc tổ chức thực thi chính sách, tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá, phân tích, đề xuất chính sách mới hoặc điều chỉnh chính sách cho hoàn thiện, phù hợp với tình hình địa phƣơng hơn. Cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ đãi ngộ những ngƣời trực tiếp thực thi chính sách BTXH ở cấp huyện và cả cấp cơ sở, nhất là cán bộ làm công tác Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phụ trách công tác BTXH ở cấp xã, vì đây chính là nơi mở cửa chính sách đến với ngƣời dân, đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực các chính sách của Nhà nƣớc nói chung và chính sách BTXH nói riêng.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, tổ chức; tăng cƣờng phát huy vai trò các đoàn thể trong công tác BTXH ở địa phƣơng; phối hợp hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, đối tƣợng tàn tật, ngƣời còn khả năng lao động trong định hƣớng cách làm ăn và hỗ trợ ngƣời lao động tiếp cận với các nguồn vốn vay.
- Lồng ghép với các chƣơng trình quốc gia nhƣ chƣơng trình giảm hộ nghèo bền vững, chƣơng trình cho trẻ em, NCT, NTT…đây cũng là những
đối tƣợng BTXH, vì thế cần có sự gắn kết toàn diện vừa giảm chi phí cho ngân sách và vừa thực hiện chính sách hiệu quả nhất.
- Cần đẩy mạnh việc chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quả thiên tai, lốc xoáy, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về ngƣời và của, nhất là những vùng thƣờng xuyên xảy ra lũ, lốc xoáy; nghiên cứu hình thành các quỹ dự phòng và cơ chế trợ giúp tại các địa phƣơng để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân khi có rủi ro đột xuất. Cần đảm bảo công bằng hơn trong điều kiện hƣởng BTXH giữa các nhóm đối tƣợng BTXH thƣờng xuyên và giữa BTXH thƣờng xuyên và BTXH đột xuất
- Tăng cƣờng công tác thống kê, rà soát tình hình đối tƣợng BTXH trên địa bàn, qua đó cũng đẩy mạnh công tác giám sát hoạt động BTXH và kiểm tra thƣờng xuyên, kịp thời phát hiện những hành vi xâm phạm đến đối tƣợng yếu thế cũng nhƣ làm trái quy đinh đối với hoạt động bảo trợ xã hội.
- Vận động và khai thác tối đa nguồn tài lực trong cộng đồng xã hội đóng góp cho công tác BTXH (các nhà hảo tâm, các hoạt động từ thiện của các cá nhân, tổ chức, các mạnh thƣờng quân…) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa vào cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động BTXH của Chƣơng 1 và qua phân tích đánh giá thực trạng hoạt động này tại tỉnh Đắk Nông ở Chƣơng 2, tác giả xây dựng Chƣơng 3 với những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện hoạt động cũng nhƣ công tác QLNN về hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Tăng cƣờng tổ chức bộ máy QLNN, Hoàn thiện các văn bản pháp lý và công tác triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản về BTXH; Hoàn thiện công tác quản lý đối tƣợng và các cơ sở BTXH; Đổi mới trong việc xét duyệt, thẩm định và quyết định cho các đối tƣợng hƣởng BTXH; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động BTXH.
Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ trung ƣơng để thực hiện các giải pháp đó. Các giải pháp trên muốn đƣợc thực hiện cần đến sự chuẩn bị một cách chu đáo, đầu tƣ thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân công một cách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận ban ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trình bày những giải pháp nêu trên, tác giả mong muốn sẽ đóng góp phần hữu ích, giúp các cơ quan QLNN nghiên cứu vận dụng, thúc đẩy hoạt động BTXH tại tỉnh Đắk Nông ngày một hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu là tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng BTXH là vấn đề hữu ích và quan trọng của nhân loại, không chỉ ở những nƣớc nghèo, kém phát triển mà cả ở những quốc gia phát triển, có nền công nghiệp tiên tiến và cuộc sống hiện đại. Thực chất đây là một cuộc chiến chống các rủi ro trên bình diện toàn cầu. BTXH là một phần của an sinh xã hội thể hiện trình độ phát triển bền vững của quốc gia thông qua việc phát triển kinh tế lẫn chăm lo, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro và trở nên yếu thế, khi đó họ rất cần có sự trợ giúp từ Nhà nƣớc cũng nhƣ của cộng đồng, xã hội.
Đối với Việt Nam, vấn đề BTXH luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm không chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mà ngay khi đất nƣớc đang trên đƣờng đấu tranh giành độc lập. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hƣớng vào phát triển con ngƣời nói chung và đối tƣợng BTXH nói riêng, tạo cơ hội cho họ có điều kiện bình đẳng hoà nhập vào cộng đồng, vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đắk Nông là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong những năm qua việc thực hiện BTXH đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong hoạt động cũng nhƣ quản lý đối với hoạt động BTXH, đã phần nào chăm lo đƣợc các đối tƣợng yếu thế đủ điều kiện hƣởng BTXH về tài chính, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, dạy nghề, ƣu đãi lãi suất… tạo điều kiện cho đối tƣợng yếu thế trên địa bàn đảm bảo đƣợc mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chƣa cao, lại chịu tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô nên các đối tƣợng yếu thế ngày một đông hơn. Nhu cầu trợ giúp của các nhóm đối tƣợng này cũng lớn lên và rất khác nhau do đặc điểm riêng của vị thế quá trình thực hiện cũng nhƣ quản lý hoạt động BTXH rất khó khăn và không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về tổ chức bộ
máy, nguồn lực thực hiện hoạt động, công tác quản lý đối tƣợng….Qua những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động BTXH của tỉnh cũng đã chỉ ra những bất cập trong các văn bản pháp qui, những qui định chính sách BTXH. Từ đó đặt ra yêu cầu cần bổ sung một khung pháp lý và hệ thống pháp luật thật chặt chẽ hơn để hoàn thiện hoạt động BTXH cũng nhƣ việc quản lý hoạt động này từ trung ƣơng xuống địa phƣơng.
Luận văn “Quản lý Nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” đã phân tích và đánh giá những mặt đƣợc và hạn chế trong quá trình thực hiện công tác BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua. Qua đó tác giả cũng trình bày một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt hơn các hoạt động chăm lo các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Với những tiềm năng sẵn có của mình, Đắk Nông nhất định sẽ vƣợt qua khó khăn, thách thức ở phía trƣớc, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền đảm bảo an sinh xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân nói chung và cho các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, TS. Lê Văn Hòa và các thầy, cô giáo đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên khó tránh khỏi nhiều thiết sót. Vì vậy tôi kính mong nhận đƣợc sự bổ sung, góp ý của các thầy, cô giáo để tôi có thể bổ sung kiến thức cho bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao tại cơ quan đang công tác./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội.
4. Ban Đại diện hội Ngƣời cao tuổi tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo tổng kết 09/BC-NCT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ban Đại diện hội Ngƣời cao tuổi về phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao – gương sáng” Hội người cao tuổi tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011- 2015.
5. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2008), Quyết định số 179/QĐ-LĐTBXH ngày 05/01/2008 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội.
6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2001), Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về BTXH, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.