Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội

1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật về BTXH

- Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về BTXH là căn cứ để kiểm tra, xử lý những trƣờng hợp vi phạm.

- Nếu hệ thống chính sách, pháp luật không chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ không triệt để và nhanh chóng, kịp thời.

1.3.2. Yếu tố kinh tế

- Sự phát triển của mỗi nền kinh tế là minh chứng cho trình độ văn minh của xã hội. Xã hội càng văn minh thì cuộc sống con ngƣời càng đƣợc đảm bảo vững chắc dẫn đến số lƣợng đối tƣợng thụ hƣởng BTXH giảm đi đồng nghĩa với việc giảm đi gánh nặng của xã hội.

- Nhóm yếu tố kinh tế bao gồm nhƣ yếu tố tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, chính sách điều tiết. Thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng cao, bằng chính sách thuế phù hợp nhà nƣớc đóng vai trò thực hiện phân phối lại thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và sự tăng trƣởng kinh tế cũng giúp nhà nƣớc có thêm nguồn động lực chăm lo

phát triển về xã hội mà trọng tâm là phát triển hệ thống ASXH trong đó có BTXH. Tăng trƣởng kinh tế cũng tạo nguồn lực để từng bƣớc mở rộng đối tƣợng, mở rộng chính sách BTXH.

- Ngoài ra kinh tế tăng trƣởng nhanh làm cho mức sống tối thiểu của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, tác động trực tiếp đến chính sách BTXH làm tăng mức trợ cấp để đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tƣợng đƣợc bảo trợ.

- Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trƣởng cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội nhƣ là thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa lại xã hội… làm cho đối tƣợng này gia tăng nhiều.

1.3.3. Yếu tố phi kinh tế

- Đó là những nhận thức của xã hội, yếu tố dân số, yếu tố chính trị và lịch sử, yếu tố truyền thống văn hóa…

- Nhận thức ngƣời dân cho rằng nhóm ngƣời này là gánh nặng của xã hội, có cái nhìn phân biệt đối xử.

- Dân số có xu hƣớng thay đổi mạnh mẽ về cả số lƣợng và chất lƣợng, cùng với xu hƣớng già hóa dân số ảnh hƣởng lớn đến công tác BTXH và hệ thống chính trị quyết định quan điểm và định hƣớng phát triển của BTXH.

- Nhân tố chính trị có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống an sinh xã hội, trong đó có các hoạt động BTXH. Nếu chính trị ổn định sẽ là bàn đạp để thúc đẩy kinh tế phát triển tạo ra nguồn thu cho hoạt động BTXH.

- Sự nhận thức của xã hội về vấn đề bảo trợ, sự năng nổ, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công tác cũng có tác động và ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động BTXH.

- Hệ thống chính sách pháp luật về BTXH của nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc thực hiện quản lý hoạt động BTXH, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nƣớc đối với hoạt động BTXH.

Công tác thực hiện chính sách BTXH tốt hay không chịu ảnh hƣởng rất lớn đối với chất lƣợng đội ngũ CBCC làm công tác này. Vì nhân tố con ngƣời là nhân tố quyết định thành công của mọi chính sách. Đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, trình độ chuyên môn yếu thì không thể đảm bảo chất lƣợng công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 33 - 35)