Khái quát chung về Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về Đắk Nông

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trƣờng Sơn; đƣợc xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ

độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số tính đến tháng 12 năm 2017 là 628.067 ngƣời. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Là một tỉnh với đông dân tộc anh em cùng sinh sống, đời sống còn rất nhiều khó khăn, chính vì vậy rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nƣớc.

Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hƣớng cao dần từ Đông sang Tây. Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cƣ Jút, Krông Nô. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, điều, tiêu.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

2.1.2.1. Đơn vị hành chính

Cƣ Jut, huyện Krông Nô, huyện Đắk Song, huyện Đắk G’long, huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa.

2.1.2.2. Đặc điểm về dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh tính đến tháng 12 năm 2017: 628.067 ngƣời; mật độ 96 ngƣời/km2. Ngƣời dân chủ yếu sống ở nông thôn với 532.786 ngƣời gấp 5,6 lần dân cƣ sống ở thành thị. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Đắk Nông từ 2013 – 2017

Đơn vị tính: Ngƣời STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dân số 555.102 565.529 583.912 609.595 628.067 2 Thành thị 85.292 87.748 89.838 92.794 95.281 3 Nông thôn 469.810 477.781 494.074 516.801 532.786

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông)

Qua bảng 2.1 cho thấy từ năm 2013 đến năm 2017 dân số trung bình trên toàn huyện tăng đều qua các năm trong năm 2013 với 555.102 ngƣời thì đến năm 2017 toàn tỉnh có 628.067 ngƣời trong đó có 532.786 ngƣời sống ở nông thôn và 95.281 sống ở thành thị, trong đó khoản hai phần ba sống về nghề nông tuy nhiên đang có xu hƣớng chuyển dần từ nông thôn sang thành thị.

Nguồn lao động tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông rất dồi dào và có chiều hƣớng tăng theo các năm từ 2013 đến 2017 (tỷ lệ lao động nam cao hơn nữ) (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: Lao động Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 349.179 353.453 373.987 381.273 390.046 Nữ 156.148 171.681 179.502 180.615 184.944 Nam 193.031 181.772 194.485 200.658 205.102

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông)

- Qua bảng 2.2, cho thấy với trên 390.046 lao động trong năm 2017 đây là điều kiện thuận lợi để địa phƣơng thúc đẩy công nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao thu nhập cho ngƣời dân giảm gánh nặng về BTXH cho nhà nƣớc.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản, du lịch ở Đắk Nông rất phong phú: Về tài nguyên khoáng sản Bauxite với trữ lƣợng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lƣợng thăm dò 2,6 tỉ tấn, đủ để khai thác công nghiệp trong nhiều năm; có mạng lƣới các sông suối thuận lợi cho hình thành các thủy điện lớn nhỏ với tổng công suất lên đến 1.500 MW. Các thủy điện nhỏ trên khắp các huyện thị phục vụ cho các hoạt động sản xuất nhỏ, các khu dân cƣ rộng khắp trên địa bàn tỉnh; tiềm năng về đất, rừng, có diện tích đất đỏ bazan lớn, màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc. Tiềm năng đất đai cho phép phát triển một nền nông nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Có tiềm năng đất rừng và trữ lƣợng gỗ lớn cùng nhiều đặc sản lâm sinh phong phú đa dạng. Trong rừng có nhiều thác nƣớc, suối, hồ đẹp, có những khu rừng nguyên sinh tạo nên những danh lam thắng cảnh hấp dẫn có thể khai thác phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

2.2.1.1. Ban hành văn bản về bảo trợ xã hội

Trong những năm qua, công tác BTXH đã đƣợc UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đƣa vào Nghị quyết hành động của tỉnh; các cơ quan chuyên môn cũng đã chủ động tham mƣu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013 - 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách, chủ trƣơng, kế hoạch hành động cụ thể nhƣ sau:

Hiện nay, tỉnh Đắk Nông cũng nhƣ cả nƣớc đang áp dụng chính sách BTXH trên cơ sở Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định 13/2010/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và một số văn bản có liên quan; ngoài ra tỉnh cũng có nhiều văn bản để triển khai nội dung này đến các huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở thực hiện. Sau Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ra đời, UBND tỉnh cũng có Quyết định 122/2007/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách xã hội của tỉnh Đắk Nông để điều chỉnh mức trợ cấp cho đối tƣợng đƣợc BTXH [20]. Với Nghị định 13/2010/NĐ-CP, tỉnh cũng có Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 6/01/2011 về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tƣợng BTXH trên địa bàn tình Đắk Nông là 180.000đồng/ngƣời/tháng [21]; riêng các đối tƣợng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đƣợc hƣởng mức trợ cấp là bằng 80% mức lƣơng tối thiểu. Đối với Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, hiện nay đã điều chỉnh mức trợ cấp xã hội tăng lên 270.000đồng/ngƣời/tháng tuy nhiên hiện

nay chƣa áp dụng cho tất cả đối tƣợng BTXH mà chỉ áp dụng cho một số nhóm đối tƣợng nhất định.

Để triển khai thực hiện, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thực hiện một cách thống nhất trên toàn tỉnh cụ thể:

Năm 2013 đến 2017 đã ban hành nhiều văn bản, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tƣợng BTXH gồm: Công văn số 83/LĐTBXH-BTXH ngày 17/01/2013 về việc tổ chức cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2013; công văn số 131/LĐTBXH-BTXH ngày 24/01/2013 về việc thực hiện trợ giúp xã hội cho Ngƣời cao tuổi và Ngƣời khuyết tật; kế hoạch số 485/KH-LĐTBXH ngày 11/4/2013 kế hoạch kiểm tra cứu đói dịp giáp hạt 2013; kế hoạch số 844/KH-LĐTBXH ngày 17/6/2013 về giao nhận gạo và hƣớng dẫn cấp gạo cứu đói cho nhân dân; công văn số 1076/LĐTBXH-BTXH ngày 24/7/2013 về việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội đối với đối tƣợng BTXH; kế hoạch số 1359/KH-LĐTBXH ngày 13/9/2013 về thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho Ngƣời Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Ngƣời Cao tuổi; công văn số 18/LĐTBXH- BTXH ngày 07/01/2014 về báo cáo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014; công văn số 52/LĐTBXH-BTXH ngày 14/01/2014 về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tƣợng BTXH; hƣớng dẫn số 133/HD- LĐTBXH ngày 24/01/2014 hƣớng dẫn cấp gạo cho dân dịp Tết Nguyên đán 2014; kế hoạch số 490/KH-LĐTBXH ngày 11/4/2014 về kiểm tra cứu đói giáp hạt 2014; hƣớng dẫn số 948/HD-LĐTBXH ngày 20/6/2014 về hƣớng dẫn thực hiện các chính sách BTXH; kế hoạch số 1566/KH-LĐTBXH ngày 12/9/2014 về thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho Ngƣời Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Ngƣời Cao tuổi; kế hoạch số 1782/KH-

LĐTBXH ngày 13/10/2014 về kiểm tra tình hình chi trả trợ cấp xã hội thông qua bƣu điện và công văn số 2366/LĐTBXH-BTXH ngày 26/12/2014 về việc trợ giúp xã hội Tết Nguyên đán Ất Mùi và giáp hạt năm 2015; Công văn số 414/LĐTBXH-BTXH ngày 18/3/2015 về việc điều chỉnh trợ cấp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Công văn số 368/LĐTBXH-BTXH ngày 11/03/2015 về việc cứu đói giáp hạt năm 2015; Kế hoạch số 415/KH-LĐTBXH ngày 18/3/2015 về việc kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 1718/KH-LĐTBXH ngày 18/9/2015 về thăm, tặng quà chúc thọ, mừng thọ cho ngƣời cao tuổi 90 tuổi, 100 tuổi nhân dịp Ngày Quốc tế Ngƣời cao tuổi 01/10; Kế hoạch số 1767/KH-LĐTBXH ngày 28/9/2015 về đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dƣỡng kỹ năng nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2015; Kế hoạch số 1860/KH-LĐTBXH ngày 7/10/2015 về tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm 2015; Công văn số 62/KH-LĐTBXH, ngày 10/8/2016 về việc triển khai thực hiện Thông tƣ liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC; công văn số 18/LĐTBXH-BTXH ngày 07/01/2017 về báo cáo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2017.

Nhìn chung, tỉnh Đắk Nông đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội kịp thời và cơ bản đầy đủ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhƣ các văn bản thanh tra, kiểm tra không thƣờng xuyên, chƣa có kế hoạch cụ thể trong công tác thông tin, tuyên truyền hằng năm, chƣa có kế hoạch vận động tăng nguồn thu BTXH.

2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng đƣa chính sách BTXH đến gần hơn với ngƣời dân là công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền là một trong những khâu then chốt bảo đảm triển khai công tác bảo trợ xã hội.

- Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về bảo trợ xã hội đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Chính vì vậy, hằng năm UBND tỉnh luôn chỉ đạo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông bám sát nhiệm vụ đƣợc giao lên kế hoạch thực hiện tuyên truyền, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ngành về việc triển khai thực hiện chế độ bảo trợ xã hội.

- Phối hợp với Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Đắk Nông thực hiện trên 1000 lƣợt tuyên truyền về các Nghị định, chính sách mới về chế độ an sinh xã hội một cách rộng rãi tới nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng tiếng Kinh và tiếng M’Nông dƣới hình thức nhƣ: phóng sự, tờ rơi...

- Phối hợp với phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội các huyện, thị xã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn triển khai, phổ biến các chính sách pháp luật liên quan đến công tác bảo trợ xã hội cho cán bộ LĐ – TB&XH cấp huyện, xã, trƣởng thôn, buôn, tổ dân phố…

Qua những kết quả đã đạt đƣợc từ năm 2013 đến 2017 công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, hội đoàn thể các cấp và mọi ngƣời dân trong việc thực thi chấp hành các quy định của luật BTXH; những bức xúc, phàn nàn, khiếu nại, tố cáo giảm dần. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhƣ công tác thông tin, tuyên truyền chỉ mang tình cục bộ, chƣa tạo đƣợc

điểm nhấn và sự lan tỏa cao. Việc tiếp nhận thông tin về chế độ BTXH của đối tƣợng hầu nhƣ chỉ thông qua chính quyền địa phƣơng và cán bộ thực hiện.

2.2.2. Tổ chức bộ máy

2.2.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội

Một là, đối với cấp tỉnh: Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh; Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, giám sát và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông

Sở LĐ-TB&XH tỉnh có 10 phòng chuyên môn thực hiện công tác bảo đảm hoạt động ngành cùng với chức năng tham mƣu cho Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách việc làm, an toàn lao động, giáo dục nghề nghiệp, chính sách ngƣời có công, chính sách an sinh xã hội, thanh tra lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội….trên địa bàn tỉnh. Chức năng của Sở trong quản lý hoạt động BTXH nhƣ sau:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh QLNN đối với các đối tƣợng BTXH, cơ sở BTXH theo quy định của pháp luật.

+ Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo, Chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam và các đề án, chƣơng trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.

+ Tổng hợp, thống kê số lƣợng ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần, đối tƣợng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên, đột xuất, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng bảo trợ xã hội khác trên địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức xây dựng mạng lƣới cơ sở bảo trợ xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, cơ sở chăm sóc ngƣời khuyết tật, cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi và các loại hình cơ sở khác có chăm sóc, nuôi dƣỡng đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp với các tổ chức liên quan trong phạm vi, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật BTXH.

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp huyện trong việc xác định và quản lý đối tƣợng; tổ chức thực hiện BTXH trên địa bàn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)