Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 74 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk

trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý và công tác triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản về bảo trợ xã hội

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp lý có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách đối với đối tƣợng BTXH, các văn bản phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo thì việc thực hiện các chính sách mới đạt hiệu quả, do đó đòi hỏi hệ thống văn bản phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng để nâng cao mức độ bao phủ về thực hiện chế độ cho ngƣời dân.

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ đối tƣợng BTXH đã đƣợc chú trọng hơn. Tuy nhiên do cuộc sống ngày một khó khăn, nguồn ngân sách có hạn chỉ hỗ trợ khó khăn một phần, còn lại phải nhờ vào cộng đồng, xã hội, gia đình và chính bản thân ngƣời thụ hƣởng đòi hỏi mỗi ngƣời phải thật sự cố gắng. Đồng thời các đối tƣợng chƣa sử dụng tối đa dịch vụ của chính sách. Vì thế, những chính sách giúp đỡ đối tƣợng yếu thế tuy có nhiều nhƣng chƣa thể làm họ đáp ứng đƣợc cuộc sống tối thiểu, một số cũng rất khó khăn nhƣng chƣa hƣởng đƣợc chính sách, do đó cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn các chính sách này.

Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các qui định pháp luật về hoạt động BTXH bƣớc đầu đã tạo đƣợc hành lang pháp lý rõ ràng cho các quan hệ xã hội về BTXH, hoạt động từ thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các đối tƣợng yếu thế. Tuy nhiên một thực tế là lĩnh vực BTXH có quá nhiều văn bản qui định, nhiều loại cùng nội dung, trong quá trình thực hiện đã bọc lộ nhiều hạn chế. Để bảo đảm quá trình phát triển xã hội cũng nhƣ hội nhập kinh tế, cần hệ thống và rà soát lại các văn bản về hoạt động BTXH và có thể nâng lên thành Luật BTXH vì:

Thứ nhất, hiện nay nƣớc ta chƣa có một văn bản Luật riêng để điều chỉnh các quan hệ xã hội về từ thiện cũng nhƣ hoạt động BTXH. Vấn đề BTXH đƣợc quy định trong nhiều văn bản luật khác nhau nhƣ: Luật NCT; Luật NTT; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em....Đồng thời có nhiều qui định chính sách BTXH nhƣ về chính sách trợ giúp y tế, giáo dục….gây khó khăn cho công tác tập hợp, hệ thống hoá pháp luật cũng nhƣ khi cần áp dụng luật phải tìm và vận dụng ở nhiều văn bản khác nhau.

Thứ hai, hầu hết các quy định pháp luật cụ thể về BTXH đƣợc thể hiện trong các Nghị định, Quyết định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành...nên tính pháp lý chƣa cao, gây nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai và lơ là của những ngƣời thực hiện.

Thứ ba, sự phát triển của các cơ sở BTXH tƣ nhân, các hoạt động từ thiện ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi hệ thống pháp luật cần phải sâu sát và chi tiết.

Thứ tƣ, trên thực tế nên hiểu thực hiện BTXH là “dịch vụ” chăm lo các đối tƣợng yếu thế, không nên xem hoạt động trợ giúp là sự ban phát mà đó là nghĩa vụ của các cơ quan phải làm, và đó cũng là quyền mà họ đƣợc hƣởng; Do đó, cần có sự thay đổi khi xây dựng lại để có cái nhìn đúng đắn hơn và từ đó sẽ có cách quản lý hiệu quả hơn.

Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTXH là hết sức cần thiết, phù hợp với các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, khắc phục đƣợc các hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về BTXH. Để các đối tƣợng BTXH thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTXH nói chung và thể chế chính sách nói riêng cần đảm bảo các quan điểm, định hƣớng sau:

+ Thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối với BTXH, xác định các chính sách bộ phận, đối tƣợng hƣởng lợi, vai trò chức năng của nhà nƣớc, xã hội, gia đình trong việc chăm sóc, giúp đỡ đối tƣợng BTXH.

+ Việc hệ thống các văn bản phải dựa trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những văn bản hiện nay còn phù hợp trong các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm tính ổn định những văn bản còn phù hợp đồng thời điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản không còn phù hơp, bổ sung những chính sách mới để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

+ Bảo đảm tính khả thi, công bằng, minh bạch và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, khả năng tài chính của nhà nƣớc.

+ Bảo đảm sự thống nhất chung trong hệ thống văn bản Luật của Việt Nam và các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Về đối tƣợng hƣởng lợi: gồm các đối tƣợng xã hội hiện hành và các đối tƣợng mới bổ sung.

- Nội dung điều chỉnh của Luật: qui định những nguyên tắc thực hiện BTXH, đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, nội dung các chính sách bộ phận, công cụ thực hiện chính sách và các kỹ năng nghiệp vụ, điều kiện bảo đảm thực thi chính sách…

Nhƣ vậy, Luật sẽ điều chỉnh NCT, NTT, trẻ em đặc biệt khó khăn và các đối tƣợng xã hội cần bảo trợ. Các chính sách đƣợc qui định cụ thể trong luật này là nhằm bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tƣợng BTXH phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất, năng lực. Đồng thời, giúp các đối tƣợng có đủ các điều kiện tham gia một cách bình đẳng các hoạt động xã hội nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác. Tuy nhiên, đây là vấn đề thời gian, vừa qua, Chính phủ đã có Nghị định số 144/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động BTXH, hy vọng tƣơng lai không xa ta sẽ có một Luật BTXH một cách hoàn chỉnh.

Bên cạnh hình thành Luật thì việc hoàn thiện kế hoạch BTXH cũng rất cần thiết. Năm 2015 là năm kết thúc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn năm 2011-2015, trong đó có các chƣơng trình, dự án, đề án về BTXH nhƣ: chƣơng trình hành động quốc gia về NCT, đề án trợ giúp NTT, đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo…Để tránh tình trạng phân tán, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn trong tổ chức thực thi các chính sách, cần lắm việc nghiên cứu xây dựng chƣơng trình quốc gia về BTXH. Khung kế hoạch này dựa trên cơ sở luật pháp về BTXH, chƣơng trình chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội để hình thành các mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện. Đồng thời kế hoạch xuất phát theo yêu cầu cân đối nguồn lực, đảm bảo huy động đƣợc nhiều nguồn lực hơn từ cộng đồng dành cho đối tƣợng yếu thế.

Cũng nhƣ các chƣơng trình khác, kế hoạch BTXH thƣờng có thời gian dài, chia ra từng giai đoạn mục tiêu nhỏ, cần đảm bảo rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung BTXH, nguồn lực và các giải pháp tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá trong thời hạn (1-3 năm), trung hạn (5 năm) và dài hạn (10 năm). Về phạm vi chƣơng trình gồm các hợp phần liên quan đến các nhóm đối tƣợng cụ thể và các giải pháp chính sách đối với khu vực, vùng miền, đặc thù dân tộc…

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BTXH cần chú ý các nội dung: về mức độ bao phủ của chính sách đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót đối tƣợng; mức trợ cấp cho đối tƣợng BTXH phải đảm bảo về cơ bản cho cuộc sống của họ; đa dạng hóa các hình thức chi trả, trợ cấp cho đối tƣợng BTXH...

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh

Cần chủ động trong công tác triển khai thực hiện, ban hành hƣớng dẫn hay đƣa ra kế hoạch triển khai, tập huấn cơ sở, trong khi hiện nay có nhiều văn bản mới liên quan đến BTXH nhƣ Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 2 năm 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tƣợng BTXH, Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Luật NCT, Luật NTT…nhƣng hiện nay nhiều huyện chƣa quan tâm tập huấn cho cấp xã, trong khi cấp xã rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách, vì đây là cánh cửa để chính sách đến đƣợc với ngƣời dân. Cần chú trọng rà soát các đối tƣợng, khảo sát tâm tƣ nguyện vọng của đối tƣợng để có hƣớng đề xuất phù hợp cho công tác.

Bên cạnh đó, chú ý nâng cao hiệu quả công cụ giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động BTXH có hiệu quả; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện chính sách. Việc tuyên truyền phải sâu, rộng, bao gồm cả nhận thức của chính quyền lẫn của ngƣời dân và của cả chính bản thân ngƣời hƣởng lợi. Điều này

đòi hỏi song song với hoàn thiện chính sách cần tăng cƣờng tuyên truyền. Đối tƣợng tuyên truyền bao gồm cả cơ quan quản ký nhà nƣớc, ngƣời dân, xã hội và chính bản thân các đối tƣợng BTXH. Nhà nƣớc cần bố trí kinh phí để thực hiện truyền thông của các cơ quan chức năng với những giải pháp cụ thể:

- Qui định rõ về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức phải thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về BTXH, gồm:

+ Tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đều phải có trách nhiệm giáo dục, truyền thông về BTXH nhƣ cơ sở y tế, trung tâm dạy nghề, các trƣờng học…

+ UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về BTXH cho cấp xã, cán bộ, Trƣởng ban nhân dân, Tổ tƣởng tổ dân phố và nhân dân trên địa bàn địa phƣơng.

+ Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ƣu tiên về thời điểm, thời lƣợng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về BTXH trên đài phát thanh, chú ý dung lƣợng và vị trí đăng trên báo in, báo hình. Đồng thời có thể in hình ảnh phong phú, dán trên các bản tin cấp xã để mọi ngƣời dân đến liên hệ thấy sẽ truyền miệng nhau.

- Biên soạn lại nội dung: nên chọn lọc và biên soan lại nội dung tuyên truyền để ngƣời dân dễ hiểu đảm bảo đủ các nội dung quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tƣợng BTXH, trách nhiệm của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc và giúp đỡ các đối tƣợng BTXH, các quan điểm chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với BTXH và kèm theo nêu gƣơng những ngƣời tiên tiến điển hình vƣợt khó và những ngƣời có thành tích trong công tác BTXH, cùng các nội dung khác.

+ Hình thành các chuyên mục trên báo, bản tin hoặc giải đáp thắc mắc ngƣời dân, giải quyết tình huống đối với BTXH, thông tin các mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật đến đông đảo ngƣời dân.

+ Tăng cƣờng hƣớng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là chính sách mới ban hành. Xây dựng các tài liệu gọn nhẹ, có thể bỏ túi nhƣ sổ tay.

+ Thiết lập các thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của ngƣời dân về các vấn đề có liên quan đến pháp luật và tổ chức thực hiện BTXH.

+ Khen thƣởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ và chăm sóc đối tƣợng BTXH.

+ Mạnh tay xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thƣờng và nếu gây thiệt hại nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tƣợng BTXH.

Để thực hiện đƣợc các giải pháp trên thì Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đối tƣợng BTXH về chính sách, luật pháp liên quan tới quyền, nghĩa vụ của ngƣời hƣởng lợi.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội

Bộ máy và nhân lực quản lý nhà nƣớc về BTXH có vai trò rất quan trọng, nó chính là khâu thiết yếu để các chính sách nói chung và chính sách bảo trợ xã hội nói riêng, nếu có chính sách tốt mà đội ngũ cán bộ không đủ hoặc không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì hiệu quả sẽ không cao, chính vì thế hoàn thiện bộ máy và nhân lực QLNN về BTXH là rất cần thiết song phải đảm bảo tính tinh gọn và hiệu quả.

Bộ máy QLNN đối với hoạt động BTXH hiện nay tuy đã đƣợc tăng cƣờng và hoạt động khá hiệu quả nhƣng vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Do đó, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý đối với BTXH cho tƣơng xứng với quy mô và tốc độ chuyển biến của hoạt động BTXH. Bộ máy quản lý cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng:

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan: qui định cụ thể mối quan hệ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này. Trong đó quan trọng nhất là tăng cƣờng sự phối hợp giữa Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Sở Tài chính, Ban đại diện hội NCT tỉnh, hội bảo trợ NTT và TEMC tỉnh và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo…các tổ chức xã hội khác thực hiện công tác quản lý chặt chẽ hơn.

- Thành lập hội Bảo trợ NTT và TEMC cấp huyện, hội NCT cấp xã để hỗ trợ hoạt động BTXH ở địa phƣơng đƣợc hoàn thiện, công tác phối hợp chặt chẽ.

3.2.2.2. Nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý hoạt động bảo trợ xã hội

Thực tế yêu cầu cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động BTXH đáp ứng quá trình phát triển.

+ Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn theo luật định và căn cứ vào thực tế hoạt động QLNN về BTXH tại tỉnh Đắk Nông cần từng bƣớc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ƣu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức về công tác xã hội, trình độ và kinh nghiệm cao; đồng thời cần chú trọng thực hiện kiện toàn tổ chức và nhân sự phụ trách thống kê, trợ cấp hàng tháng đối tƣợng BTXH ở cơ quan QLNN cấp xã.

+ Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý BTXH đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng, chất lƣợng và có cơ cấu hợp lý là điều kiện quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết thúc đẩy chính sách BTXH hiệu quả. Công tác xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý BTXH trong những

năm tiếp theo phải đối mặt với những thách thức rất lớn trƣớc tình trạng đối tƣợng ngày càng tăng, các cơ sở hoạt động từ thiện ngày càng phức tạp, các rủi ro nhƣ biến đổi khí hậu, thiên tai, hỏa hoạn từ mặt trái của sự phát triển kinh tế có xu hƣớng tăng. Nếu không nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực QLNN về BTXH thì việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc sẽ không ứng phó đƣợc trong tình hình mới. Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế, tƣ hữu hóa ngày càng cao cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ, công chức chất lƣợng cao, có cái tâm để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động QLNN và nâng cao chất lƣợng hoạt động BTXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 74 - 86)