Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội tại Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội tại Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm

và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông

1.4.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Đắk Lắk

Mỗi một địa phƣơng sẽ có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và việc triển khai thực hiện hoạt động BTXH cũng tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng tỉnh, tuy nhiên về cơ bản là nhƣ nhau cùng nằm trong một hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt Đắk Nông là một tỉnh đƣợc tách ra từ Đắk Lắk, chính vì thế trong hoạt động BTXH có nhiều điểm tƣơng đồng có thể áp dụng trong việc thực hiện chính sách cho đối tƣợng BTXH tại tỉnh Đắk Nông. Tại Đắk Lắk công tác BTXH đã đƣợc các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm nên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, cụ thể: tỉnh luôn quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội, quan tâm đến nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tƣợng BTXH đƣợc tiếp cận các dịch vụ, trợ giúp kịp thời cho các đối tƣợng nhờ vậy họ có điều kiện vƣơn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng; các đối tƣợng BTXH tăng qua các năm từ 33.389 đối tƣợng năm 2013 lên 45.000 đối tƣợng năm 2017 [41], các nhóm đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng đều tăng qua các năm, kinh phí đầu tƣ cũng tăng theo điều này chứng tỏ các cấp chính quyền tại đây rất quan tâm đến công tác BTXH (điều này biểu hiện cụ thể tại bảng 1.1 và 1.2).

Bảng 1.1:Số liệu đối tượng BTXH tỉnh Đắk Lắk qua các năm 2013-2017 ĐVT: người

Tiêu chí Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nhóm trẻ em 622 380 497 589 637 Ngƣời cao tuổi 19.774 20.089 21.228 23.909 24.917

Tàn tật 10.819 12.000 11.963 14.752 15.986 Khác 2.174 2.503 1.950 2.547 3.460

Tổng số 33.389 34.972 35.638 41.797 45.000

Nguồn: Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Đắk Lắk

Việc thực hiện trợ cấp cho các đối tƣợng BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk áp dụng theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành và đặc thù từng địa phƣơng có mức trợ cấp khác nhau. Hiện nay mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tƣợng BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện theo Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND, ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quy định chế độ trợ cấp, trợ giúp các đối tƣợng BTXH, theo đó mức trợ giúp thƣờng xuyên cho các nhóm đối tƣợng cao hơn quy định chung, trong đó thấp nhất là 240.000đồng/ngƣời/tháng, cao nhất là 600.000đồng/ngƣời/tháng. Bảng 1.2: Kinh phí chi trả trợ cấp BTXH tỉnh Đắk Lắk 2013-2017 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số (đối tƣợng) 33.389 34.972 35.638 41.979 45.000 Kinh phí (triệu đồng) 84.054 94.400 126.000 140.003 187.000 Nguồn: Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Đắk Lắk

Ngoài việc thực hiện các chế độ chi trả cho đối tƣợng BTXH theo quy định thì tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, dạy nghề cho các đối tƣợng BTXH cũng nhƣ công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực cho hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh, cụ thể là hiện nay toàn tỉnh có 9 cơ sở BTXH thì có tới 7 cơ sở ngoài công lập.

Hiện nay tỉnh đã và đang thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh, hàng năm tổ chức bồi dƣỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội các cấp, phối hợp với Trƣờng Đại học Lao động xã hội (cơ sở 2, tại thành phố Hồ Chí Minh) mở lớp đào tạo hệ đại học chuyên ngành Công tác xã hội, hệ vừa học vừa làm cho 40 cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại địa phƣơng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông

Thứ nhất, mở rộng thêm các nhóm đối tƣợng, nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội, xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ làm cơ sở xác định các đối tƣợng và mức chuẩn của các chính sách an sinh xã hội; mức trợ cấp xã hội chuẩn trong giai đoạn 2014-2020 sẽ tƣơng đƣơng với 40% mức sống tối thiểu, các đối tƣợng đƣợc hƣởng BTXH.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác trợ giúp ngƣời khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin; lồng ghép chính sách về ngƣời khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật đƣợc chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Thƣ ba, thống nhất trong việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác BTXH tạo điều kiện thuận lợi trong việc cập nhật, thu thập số liệu liên quan.

Thứ tƣ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động BTXH và cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thứ năm, tăng cƣờng công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các chính sách BTXH, nhất là trong công tác dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, cũng nhƣ trong việc cấp phép, đƣa đối tƣợng vào các cơ sở BTXH.

Tiểu kết chƣơng 1

BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ, những hành động chủ yếu của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội bằng các hình thức khác nhau nhằm giúp các đối tƣợng yếu thế giảm nhẹ và kiềm chế nguy cơ dễ bị tổn thƣơng, bần cùng hòa, hòa nhập với cộng đồng, thúc đẩy công bằng xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

BTXH là hoạt động thể hiện tính nhân đạo sâu sắc giữa con ngƣời và con ngƣời, con ngƣời và xã hội. Từ khi ra đời, hoạt động này đƣợc xem là một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “ ngƣời yếu thế”. Là sự bảo vệ quyền con ngƣời và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tƣơng trợ cộng đồng, phòng ngừa giảm thiểu rủi ro, BTXH là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật sâu sắc.

QLNN về hoạt động BTXH là một tập hợp các tác động quản lý của Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý và sự tham gia của các đối tƣợng BTXH, cơ sở BTXH và các chủ thể khác ngoài Nhà nƣớc để tổ chức đời sống xã hội theo mục tiêu đảm bảo giảm nguy cơ rủi ro cho đối tƣợng yếu thế có cuộc sống cơ bản, tạo nên công bằng xã hội, thực hiện an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Những nội dung khái quát chung về BTXH và QLNN đối với hoạt động BTXH đã đƣợc trình bày cụ thể ở Chƣơng 1 là cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động QLNN về BTXH và từ đó đánh giá các mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế và hiệu quả hoạt động này tại tỉnh Đắk Nông ở Chƣơng 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)