Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 81)

một số địa phương và kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Vĩnh Lộc là huyện trung du miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên 15.772,03 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 11.262,5 ha (chiếm 71,4%). Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành; Phía Nam giáp huyện Yên Định; Phía Đông giáp huyện Hà Trung; Phía Tây giáp huyện Cẩm Thủy. Dân số 85.873 người. Trên địa bàn huyện có hai dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh (84.240 người, chiếm 98,10%) và Mường (1.557 người, chiếm 1,81%). Có Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó Thiên chúa giáo 5.736 người (chiếm 6,68%). Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn, trong đó có 06 xã miền núi. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, được bao bọc bởi hai dòng sông Mã và sông Bưởi, có quốc lộ 45 và quốc lộ 217 đi qua. Huyện có tiềm năng du lịch phong phú gồm 267 di tích: trong đó có 66 di tích, danh thắng đã được xếp hạng, gồm: 1 Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, 14 di tích danh thắng cấp quốc gia, 51 di tích danh thắng cấp tỉnh, tiêu biểu như: Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt; đền thờ Trần Khát Chân; động Kim Sơn - Tiên Sơn; động Hồ Công; chùa Báo Ân,…; nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể được du khách quan tâm lựa chọn (tuồng cổ, chèo, ca trù,...).

Năm 2010 Vĩnh Lộc triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM với xuất phát điểm là huyện thuần nông, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, đồng ruộng manh mún, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,3 triệu đồng/người/năm, trong đó khu vực NT đạt 13 triệu đồng/người/năm; đời sống

người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 24,43%, trong đó khu vực NT chiếm 25,22%. Bình quân tiêu chí toàn huyện mới đạt 5,33 tiêu chí/xã.

Sau 09 năm triển khai thực hiện, đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã có 15/15 xã đạt chuẩn NTM, huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM; hệ thống hạ tầng KT- XH cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng các ngành Nông, lâm, thủy sản; tăng giá trị các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện ước đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, trong đó: Khu vực NT ước đạt 41,5 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh 13,3 triệu đồng/người/năm và cao hơn khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình 28,5 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,12% giảm 20,31% so với khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình và thấp hơn 1,72% so với bình quân chung của tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo NTM (đã trừ hộ bảo trợ xã hội) còn 2,29%; Số tiêu chí bình quân toàn huyện tăng 13,67 tiêu chí/xã so với khi triển khai thực hiện chương trình, nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả cao ngày càng được nhân rộng như: Mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn trong nhà lưới; mô hình lúa - cá; khôi phục trồng cây dược liệu Sâm Báo; chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học được chứng nhận VietGap.

Từ thực tiễn huyện Vĩnh Lộc rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chỉnh trị từ huyện đến cơ sở qua việc ban hành văn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo đến quá trình tổ chức thực hiện. Đây là yếu tố cần xuyên suốt cả quá trình;

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp với nguồn lực, từ đó khuyến khích, tạo động lực trong quá trình tổ chức thực hiện. Ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất theo hướng Tái cơ cấu nông

nghiệp, xây dựng Nhà văn hóa thôn, giao thông NT; đồng thời tranh thủ nguồn lực và sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh;

- Xây dựng tổ chức thực hiện các mô hình, cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp; cải tạo cảnh quan, vườn tạp; xây dựng đường, Nhà văn hóa thôn theo hướng kiểu mẫu; tổng kết mô hình và khen thưởng kịp thời để nhân rộng mô hình.

- Chú trọng phát huy dân chủ trong quá trình XD NTM, từ việc giám sát, lấy ý kiến nhân dân; Các đề án phải thực hiện công khai, minh bạch để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng, hài lòng trong nhân dân.

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Thực hiện chương trình XD NTM, Huyện ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-HU về XD NTM giai đoạn 2015-2019, định hướng đến năm 2030. Từ đó, các cấp ủy đảng trên địa bàn tổ chức quán triệt nghị quyết của Huyện ủy và các văn bản từ Trung ương, của tỉnh đến tận cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập; đồng thời xác định những nội dung tiêu chí, chọn cơ sở điểm để tập trung chỉ đạo, rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Từ năm 2015 đến nay, Quảng Ninh huy động gần 613 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng KT-XH tại địa bàn 14 xã, trong đó nhân dân đóng góp 144,186 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn đầu tư cho NTM 77,263 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 37,413 tỷ đồng). Từ nguồn vốn trên, huyện đã xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa 65 công trình trường học; bê tông hóa 66,375km đường giao thông; kiên cố hóa 14,513km kênh mương; xây dựng và nâng cấp 15 chợ; xây dựng và nâng cấp 12 công trình nước sinh hoạt…

Từ thực tiễn huyện Quảng Ninh rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Phát huy dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là hướng đi xuyên suốt trong quá trình QLNN về XD NTM tại Quảng Ninh và thể hiện rõ

qua những địa phương đạt cơ bản các tiêu chí về NTM như Lương Ninh, Hàm Ninh, Võ Ninh, Hiền Ninh…

- Quản lý nhà nước về XD NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận cơ sở, bên cạnh đó cần phát huy vai trò của những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố; phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã;

- Chính quyền địa phương cấp xã phải chủ động, sáng tạo và có cách làm, bước đi phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, tránh rập khuôn, máy móc; trông chờ ỷ lại vào cấp trên.

- Công tác tuyên truyền là khâu then chốt, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và nâng cao nhận thức trong nhân dân trên địa bàn huyện về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về XD NTM.

- Cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để XD NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.

1.6.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một là, cần thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận

động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu XD NTM. Công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhân dân về chương trình MTQG XD NTM, trong đó vai trò của nhân dân có ý nghĩa quyết định, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, có kinh phí hỗ trợ thì mới triển khai thực hiện mà thiếu sự chủ động sáng tạo của địa phương, sự tham gia vào cuộc của người dân và cộng đồng dân cư.

Hai là: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực

sự công khai, minh bạch, phát huy vai trò làm chủ, giám sát của nhân dân đối với các công trình đầu tư hạ tầng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Ba là, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng và thực hiện quy

hoạch. Quy hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, song phải bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với quy hoạch chung của huyện. Những công trình hạng mục cần làm thì phải làm để bảo đảm tiêu chuẩn, phải có phân kỳ đầu tư hợp lý, tránh dàn trải, gây lãng phí tốn kém. Quan tâm đến tổ chức sản xuất sau quy hoạch, có chính sách hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để bảo đảm phát triển sản xuất.

Bốn là: Cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để XD NTM

theo phương châm “Huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.

Năm là: QLNN về XD NTM là sự tác động có tổ chức và bằng quyền

lực nhà nước đối với các hoạt động XD NTM và các chủ thể có liên quan nhằm PTNT đúng hướng, tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Trong quá trình đó thì vai trò của người cán bộ lãnh đạo quản lý là hết sức quan trọng, vì vậy cần làm tốt công tác cán bộ, chọn đúng người có năng lực, trình độ, có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao với tổ chức, với công việc là hết sức quan trọng.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở khái quát một số khái niệm cơ bản về NT, NTM, XD NTM, QLNN về XD NTM, chính sách XDNT. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XD NTM… Chương 1 đã đề cập được những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học QLNN XD NTM; chủ thể của QLNN về XD NTM; Các nhân tố tác động đến QLNN về XD NTM; sự cần thiết phải XD NTM; các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về XD NTM. Đặc biệt, qua kinh nghiệm QLNN về XD NTM của một số địa phương, học viên rút ra những kinh nghiệm về QLNN XD NTM cho huyện Quảng Điền. Cơ sở khoa học này, làm nền tảng cho đánh giá thực trạng QLNN về XD NTM ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía

Bắc tỉnh TT Huế, cách thành phố Huế khoảng 15km. Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã thuộc vùng bãi ngang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16.304,54 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 8.159,73 ha, chiếm 50%; diện tích đất phi nông nghiệp 7.757,18 ha, chiếm 47,6%; đất chưa sử dụng 387,63 ha, chiếm 2,4%. Dân số trung bình 80.350 người, mật độ dân số 493 người/km2.

- Địa hình: Huyện Quảng Điền phần lớn diện tích thuộc địa bàn thấp

trũng và phân thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Tổng chiều dài bờ biển 12 km, phá Tam Giang có diện tích 3.490 ha.

- Khí hậu: Quảng Điền thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong

năm được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng hai năm sau. Tháng 10-11 thường kéo theo lũ lụt, bão, lốc và áp thấp nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, nhiệt độ lúc cao nhất là 39,90C và lúc thấp nhất 8,80C.

Các đặc điểm tự nhiên như trên đã gây khó khăn, ảnh hưởng lớn cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là địa hình không thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

- Giai đoạn 2006-2010

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO), bình quân đạt 14,35% (chỉ tiêu kế hoạch tăng 17-18%), tăng hơn năm 2005 là 3,45%. Cơ cấu ngành nghề trong NNNT có thay đổi, lao động trong nông nghiệp giảm từ 59,9% xuống còn 48%; lao động các ngành nghề, dịch vụ tăng từ 40,1% lên 52%,

Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2005 (chỉ tiêu kế hoạch 13 triệu đồng).

- Giai đoạn 2010-2015

Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 640.940 triệu đồng (theo giá so sánh 1994); năm 2010: 843.600 triệu đồng, tăng 1,96 lần so với năm 2005.

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO) bình quân (giai đoạn 2011- 2015) đạt 11%. Trong đó: Nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,9%; dịch vụ tăng 18,5%. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 40%; lao động công nghiệp-xây dựng 22%; lao động dịch vụ 38%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 25,1 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 667.000 triệu đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 6,7% so với năm 2010;

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 514.500 triệu đồng, tăng bình quân 18,5%/năm; Một số lĩnh vực phát triển mạnh như: dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, dịch vụ sửa chữa điện-điện tử,... Mạng lưới thương mại-dịch vụ được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư.

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp-xây dựng bình quân đạt 222.700 triệu đồng, tăng bình quân 9,9%/năm; giá hiện hành 265.800 triệu đồng. Một số ngành sản xuất tăng trưởng đạt khá như: Khai thác vật liệu xây dựng, sản

xuất bờ lô, đồ gỗ, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm,...

Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 37,2 tỷ đồng, tăng bình quân 15,9%/năm. Cơ cấu các khoản thu từ thuế, các loại phí và nguồn thu khác đã từng bước vững chắc, ổn định

2.1.2.2 Về phát triển văn hóa - xã hội

- Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh và từng bước đi vào chiều sâu. Tính đến năm 2015, toàn huyện có 74,5% thôn; 89,2% cơ quan, trường học; trên 91,8% gia đình đạt chuẩn văn hoá. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các lễ hội truyền thống được phát huy, đã tổ chức thành công 03 kỳ lễ hội "Sóng nước Tam Giang".

Một số thiết chế văn hóa được đầu tư và xây dựng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 09 di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh công nhận là di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng, qua đó đã góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, trên địa bàn huyện có 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

- Công tác y tế, dân số-KHHGĐ, chăm sóc và bảo vệ, giáo dục trẻ em tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, đã chủ động kiểm soát và khống chế dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

2.1.2.3 Tình hình nông dân, nông thôn ở huyện Quảng Điền

- Kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch đúng hướng. kết cấu hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)