Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 83)

Việc triển khai chương trình MTQG XD NTM, trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, bộ mặt NT, nhà ở đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy, an ninh-quốc phòng đảm bảo và giữ vững, bộ mặt NT ngày càng khởi sắc... Có được những kết quả trên, có thể khẳng định là nhờ làm tốt công tác QLNN về XD NTM trên địa bàn.

Về triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch

xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan, đơn vị có liêu quan đã kịp thời làm tốt

công tác tuyên truyền, vận động XD NTM. Bên cạnh đó, UBND huyện đã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức khác nhau, nhờ đó đã thu hút được toàn xã hội tham gia XD NTM, đặc biệt, đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong XD NTM.

Về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện điều hành, quản lý

nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua cấp ủy các cấp đã quan tâm

lãnh, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác QLNN XD NTM, nhất là ở cấp cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về XD NTM. Hầu hết cán bộ phụ trách công tác này đều có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân và có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, cụ thể kịp thời chỉ đạo, điều phối thực hiện Chương trình.

Về qui hoạch và thực hiện qui hoạch xây dựng nông thôn mới. Công tác

quy hoạch XD NTM đạt được nhiều kết quả tích cực, chỉ đạo các xã làm tốt công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt một cách khá bài bản, nghiêm túc; Trong quá trình thực hiện đã thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình thực tế của mỗi địa phương, qua đó đã góp phần làm cho bộ mặt NT thay đổi đáng kể.

Về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn của

chỉnh phủ, tỉnh, đã quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện chương trình, nhất là trong giai đoạn 2016 đến nay; bên cạnh đó, đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự đóng góp công, sức, tiền của, hiến đất của của quần chúng nhân dân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là triển khai tốt chương trình hỗ trợ xi măng của nhà nước và phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp, nhờ vậy bộ mặt NT đã có nhiều chuyển biến rõ nét.

Về triển khai, đánh giá thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đã

làm tốt công tác quản lý, đánh giá thực hiện các tiêu chí XD NTM. Đã chỉ đạo làm tốt công kiểm tra, xử lý số liệu để có đánh giá, nhận xét một cách khách quan, trung thực từ đó có kế hoạch phù hợp, sát đúng với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương trong từng thời gian nhất định giúp cho BCĐ, cán bộ quản lý nhà nước từ huyện đến xã tổ chức thực hiện hoàn thành được kế hoạch, mục tiêu đặt ra của

Về kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước

về xây dựng nông thôn mới. Công tác kiểm tra giám sát được coi trọng, đã kịp

thời chấn chỉnhnhững vi phạm, sai lệch trong quá trình thực hiện Chương trình. Đặc biệt, đã phát huy tốt vai trò của Ban Giám sát cộng đồng trong xây dựng hạ tầng ở trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên công tác QLNN về XD NTM vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định: Một số địa phương, đơn vị chưa tập trung làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ ban đầu, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong một số công việc cụ thể; Năng lực của một bộ phận cán bộ, nhất là cấp cơ sở vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thực hiện chương trình; Về quy hoạch, một số xã còn nặng về xây dựng hạ tầng, chưa chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất, chưa tìm được hướng phát triển có hiệu quả cho mỗi phân khu phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế vốn có của vùng; Một số địa phương chưa năng động trong công tác vận động, huy động nguồn lực tham gia chương trình, còn trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước; Một số địa phương chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, chưa bám sát chương trình kế hoạch đề ra nên lúng túng, bị động và không theo kịp với bước đi chung của các đơn vị khác; Công tác kiểm tra, giám sát, phân cộng, phân nhiệm một số đơn vị, địa phương chưa làm tốt dẫn đến còn bị động, chồng chéo gây ảnh hưởng đến công việc chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)