1.3.1.1. Quản lý nhà nước
Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: QLNN là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật; Theo nghĩa hẹp: QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ QLNN. Đồng thời các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình [16. tr 62].
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu: QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Quản lý nhà nước là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong đó, QLNN mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là QLNN ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ. QLNN không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nó luôn đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức [16. Tr 81].
1.3.1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Từ khái niệm “Quản lý nhà nước” và khái niệm về “Nông thôn mới”, có thể hiểu: QLNN về XD NTM là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu XD NTM; là tập hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực NNNTND nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. QLNN về XD NTM chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển KT-XH của khu vực NT, làm cho NT phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội NT ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao [15.tr 125].
1.3.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chủ thể QLNN về XD NTM là hệ thống hành pháp thực hiện QLNN về