Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 39)

1.3.3.1. Triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới.

Việc triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch XD NTM nhằm điều hành và quản lý hoạt động XD NTM một cách thống nhất. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW

Đảng khoá IX về đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, NT thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về NNNDNT; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư và Quyết định của các Bộ trưởng có liên quan, các cấp chính quyền địa phương ra các quyết định nhằm điều chỉnh các hoạt động XD NTM tại địa phương, xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân XD NTM.

Tuyên truyền được xem là giải pháp hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong XD NTM. Bởi việc tuyên truyền giúp đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách làm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. Từ đó, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân. Chỉ khi nào làm cho người dân hiểu họ là chủ thể của Chương trình MTQG XD NTM thì khi đó họ sẽ tự giác trong tiến trình XD NTM. Còn nhà nước, chính quyền các cấp là người định hướng, quản lý về mặt nhà nước để đi đến được mục tiêu là xây dựng thành công NTM. Khi tuyên truyền, cần nói rõ người dân hiểu các công việc cụ thể, thiết thực gắn với đời sống, sản xuất, chứ không phải XD NTM là chỉ làm thay đổi bộ mặt NT bằng đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cần thực hiện tốt hơn nữa đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức XD NTM”, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với XD NTM”. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp xã, thôn về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM để cán bộ, công chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân rõ ràng, hiệu quả. Qua đây cũng góp phần nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ và củng cố hệ thống chính trị, nhất

1.3.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM

Khi đề cập đến hoạt động QLNN về XD NTM, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy QLNN XD NTM, đó là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo mục tiêu đã xác định.

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, giai đoạn 2010-2020. Trong đó nêu rõ việc thành lập BCĐ - cơ quan tham mưu giúp việc trong QLNN về XD NTM ở các cấp. Để bộ máy QLNN về XD NTM ở các cấp thực sự đủ mạnh, linh hoạt, điều hành thực hiện tốt chương trình trong mọi hoàn cảnh, thì hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi nhiệm vụ phải luôn được chú trọng. Bên cạnh đó công tác kiện toàn bộ máy trong từng giai đoạn cũng hết sức cần thiết, nhằm xây dựng bộ máy QLNN về XD NTM có sự thích ứng cao với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và các địa phương trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Tổ chức bộ máy QLNN trong XD NTM chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng QLNN về XD NTM một cách thống nhất, khoa học.

Ở cấp tỉnh UBND tỉnh là cơ quan QLNN về XD NTM, chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án để chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình XD NTM trên địa bàn, Sở NN&PTNT được giao chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh và BCĐ tỉnh trong công tác QLNN về xây dựng NTM; BCĐ do chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban và các thành viên là thủ trưởng các cơ quan ban ngành đoàn thể cấp tỉnh. Tương tự ở cấp huyện thì UBND huyện có

trách nhiệm tổ chức triển khai và QLNN chương trình XD NTM trên địa bàn, Phòng NN&PTNT được giao chủ trì tham mưu cho UBND huyện và BCĐ huyện trong công tác QLNN về XD NTM; BCĐ do chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban và các thành viên là thủ trưởng các cơ quan ban ngành đoàn thể cấp huyện. Đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong các cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động QLNN về XD NTM ở địa phương, họ là những người trực tiếp QLNN cũng như chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc XD NTM ở địa phương. Ở cấp xã, thì UBND xã là cơ quan QLNN về XD NTM, tham mưu cho UBND là BCĐ xã. BCĐ xã do chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban và các thành viên là những cán bộ, công chức cấp xã.

- Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về XD NTM.

+ Đội ngũ công chức trong hệ thống hành pháp liên quan đến XD NTM Trong quá trình QLNN về XD NTM, yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý là đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức này đóng vai trò quan trọng trong điều hành QLNN về XD NTM. Họ là những người thay mặt cho chính quyền để giải quyết các công việc của nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức phải có năng lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra mới có thể hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thể hiện qua kết quả thực hiện nhiệm vụ XD NTM. Cán bộ công chức phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở cao, làm việc khoa học, hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ QLNN - những người trực tiếp điều hành các hoạt động QLNN về XD NTM. Đội ngũ này đòi hỏi được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động XD NTM và các hiểu biết về XD NTM không chỉ có những tiêu chuẩn chung cũng như là kinh nghiệm quản lý,

kiến thức chuyên môn mà cần có những kinh nghiệm thực tế trong quá trình XD NTM.

+ Đội ngũ chuyên trách cấp xã

Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NT là 1 trong 5 nội dung cơ bản của Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có cán bộ xã là đối tượng quan trọng góp phần thành công XD NTM. Vì là cấp cơ sở, nên các chủ trương, chính sách có đi được vào cuộc sống hay không hầu hết đều qua mắt xích cuối cùng này. Do đó đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Trình độ, năng lực của họ là một trong những yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và đảm bảo sự ổn định chính trị ở NT.

Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, từ kết quả rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ chủ chốt cấp xã, cấp ủy đảng cần xây dựng quy hoạch nguồn và quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, dự bị từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã cụ thể. Quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã phải thật gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong công tác cán bộ. Trong đó tiêu chuẩn và đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí, sử dụng và quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, vừa tạo động lực thức đẩy, phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảm bảo sự đoàn kết nội bộ.

Chính những cán bộ, công chức này là những người trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện XD NTM ở địa phương Vì vậy, việc từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực điều hành, năng động và sáng tạo; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với đội ngũ QLNN về XD NTM là hết sức quan trọng, cần thiết cho công cuộc XD NTM. Cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực QLNN về

XD NTM thông qua chương trình đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ QLNN về XD NTM. Tổ chức các lớp tập huấn nội dung QLNN về XD NTM cho đội ngũ nhân lực phụ trách XD NTM tại địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN về XD NTM có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ của đội ngũ này.

1.3.3.3. Qui hoach và thực hiện qui hoạch xây dựng nông thôn mới Trong Chương trình MTQG XD NTM công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Quy hoạch NTM là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng KT-XH, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH-HĐH thì công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu. [2]

Nội dung của công tác lập quy hoạch XD NTM liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn trước mắt công tác quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án XD NTM theo 19 tiêu chí quốc gia về XD NTM do Chính phủ ban hành. Về mặt lâu dài công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng PTNT theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Do đó, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với công tác rà soát quy hoạch, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quy hoạch tạo cơ sở vững chắc để hoàn thành chương trình XD NTM. Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch được duyệt. Quy hoạch NTM cần được cụ thể hoá, trực quan, mô hình một cách khoa học, trang trọng, rõ

ràng, sắc nét, trở thành giá trị văn hóa để mọi người dễ nhìn, dễ hiểu, nâng cao ý thức trách nhiệm và lòng quyết tâm thực hiện.

Việc triển khai thực hiện tốt quy hoạch của chính quyền các cấp có vai trò quyết định góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về XD NTM. Nếu quy hoạch có chất lượng thì con đường đến đích NTM sẽ ngắn hơn, giảm thiểu hao tổn chi phí xã hội, ngược lại nếu quy hoạch không mang tính tổng thể và tầm nhìn hạn hẹp thì lộ trình đến đích NTM của các địa phương là vô cùng gian khó.

1.3.3.4. Triển khai, đánh giá thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Tiêu chí đánh giá về XD NTM được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NT mới giai đoạn 2016-2020, bao gồm: 1 Quy hoạch; 2 Giao thông; 3 Thuỷ lợi; 4 Điện; 5 Trường học; 6 Cơ sở vật chất văn hoá; 7 Cở sở hạ tầng thương mại NT; 8 Thông tin và truyền thông; 9 Nhà ở dân cư; 10 Thu nhập; 11 Hộ nghèo; 12 Lao động có việc làm; 13 Tổ chức sản xuất; 14 Giáo dục và đào tạo; 15 Y tế; 16 Văn Hoá; 17 Môi trường; 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 Quốc phòng và An ninh.

Trên cơ sở 19 tiêu chí nêu trên, hàng năm bộ máy QLNN về XD NTM tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm sau. Trong quá trình đánh giá phải bám sát các nội dung đạt được của các tiêu chí do Nhà nước quy định, việc đánh giá mức độ đạt được phải trên cơ sở của hội đồng thẩm định bao gồm các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Qua đánh giá nhằm rút ra kinh nghiệm QLNN trên các tiêu chí nhằm xác định một cách tối ưu phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo nhằm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM.

Hoạt động QLNN đối với việc thực hiện các tiêu chỉ XD NTM là quá trình thu thập và xử lý số liệu dựa trên những tiêu chí cụ thể về XD NTM để so sánh kết quả đạt được của những tiêu chí này ở thời điểm xác định trong quá khứ với thời điểm cần đánh giá. Quản lý thực hiện các tiêu chí NTM bao gồm việc đánh giá các nội dung quản lý cùng những công việc mà nhà nước tiến hành đánh giá tác động QLNN đối với XD NTM của địa phương mình.

1.3.3.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới (nguồn lực gồm đất đai, tài sản khác, tiền, nhân lực…)

Để xây dựng thành công NTM thì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng, vì trong 19 tiêu chí thì có rất nhiều tiêu chí bên cạnh nhân lực thì cần phải có vật lực mới có thể đạt được. Và nhà nước với vai trò là người định hướng, quản lý cần làm tốt việc huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực để XD NTM. Nếu chính quyền các cấp làm tốt công tác huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực thì giảm thiểu hao tổn chi phí xã hội, ngược lại sẽ gây lãng phí nguồn lực, cá biệt có trường hợp chậm hoàn thành mục tiêu XD NTM.

Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại), vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng (bao gồm nguồn lực đất đai, công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân...).

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Thực hiện chủ yếu bằng ngân sách

phân bổ hằng năm, tuy nhiên không chỉ đơn thuần là kinh phí bố trí từ ngân sách mà có thể thực hiện bằng nhiều cách như: Hoán đổi đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì bồi thường…), hay đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn phục vụ XD NTM. Mặt khác, huy

động từ nguồn ngân sách thông qua việc phát huy sử dụng công năng các cơ sở hiện có do Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.v.v… đang quản lý để thực hiện các nội dung trong XD NTM; Nguồn lực của Nhà nước bằng các chính sách khuyến khích nhân dân, cộng đồng tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, sửa chữa nhà cửa…

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Trong quá

trình QLNN về XD NTM, Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào NNNT. Tiêu biểu là Nghị định số: 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về “chính sách

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”. Theo đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)