Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

Xây dựng NTM là chủ trương lớn, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng; là cơ sở đảm bảo phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn an ninh trật tự NT, vì vậy vai trò quản lý của Nhà nước đối với XD NTM là hết sức quan trọng trong việc thực hiện công cuộc XD NTM của nước ta và mỗi một địa phương.

1.3.4.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Kinh nghiệm của nhiều nước thực hiệnthành công CNH, HĐH NNNT và thực tiễn Việt Nam cho thấy, chính sách đúng về NNNT có tầm quan trọng lớn, luôn giữ vị trí chủ đạo, là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi trong các giai đoạn phát triển. Sự tác động của Nhà nước ta đối với NNNT từ khi tiến hành đổi mới đến nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển NNNT, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý nông nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển KT-XH trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tác động này mà có bước chuyển biến mạnh mẽ trong NNNT. Đó là sự chuyển biến cả trong mô hình sản xuất kinh doanh lẫn sự đa dạng của các hình thức tiêu thụ sản phẩm, cả trong đời sống vật chất lẫn trong đời sống tinh thần của người nông dân, cả trong nguồn thu nhập lẫn sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Những tác động đó cùng với nhiều yếu tố khác đã đưa NNNT Việt Nam trải qua nhiều bước phát triển khác nhau. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trở thành một nước có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đứng vị trí hàng đầu thế giới, bộ mặt NT có nhiều đổi thay... Trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nền nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa nông nghiệp; đặc biệt, trong vài thập

kỷ trở lại đây, với sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… thì tư duy về sự phát triễn NNNT đã có những sự thay đổi thì hơn bao giờ hết để tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc XD NTM ở mỗi một địa phương nói riêng và cả nước nói chung đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng QLNN đối với việc XD NTM.

1.3.4.2. Đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được kế tiếp thực hiện qua nhiều năm, nhiều giai đoạn. Đây là nhiệm vụ to lớn và rất khó khăn, là hoạt động đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân với vai trò chủ thể chính bên cạnh sự dẫn dắt, hỗ trợ của chính quyền các cấp. Quá trình này được triển khai thực hiện ở mỗi địa phương được tiến hành một cách, tùy thuộc vào điều kiện, tình hình cụ thể. Song để đảm bảo tính hiệu quả, tránh tổn thất xã hội thì đòi hỏi vai trò quản lỷ của nhà nước trong tiến trình XD NTM là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, thì trong tiến trình XD NTM cũng phải hết sức quan tâm đến việc công khai, dân chủ với phương châm hành động “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, với mục tiêu cuối cùng để người dân nhận thức được đây là sự nghiệp của chính mình và bản thân mình, gia đình mình sẽ được hưởng lợi. Trong quản lý xã hội, nhà nước ta luôn nhấn mạnh một yêu cầu, nguyên tắc quan trọng, đó là "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân”; đồng thời, chỉ rõ: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”. Do đó, trong điều kiện XD NTM hiện nay, hơn bao giờ hết, nguyên tắc và phương châm “lấy nhân dân làm trung tâm” cần phải nhận thức, thể hiện đầy đủ hơn, phải công khai, minh bạch từ đó tạo dựng và nâng cao niềm tin của người dân, góp phần thôi thúc họ chủ động tham gia tiến trình XD NTM với vai trò là chủ thể.

1.3.4.3. Đáp ứng yêu cầu của người dân vùng nông thôn

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 26- NQ/TW, về NNNDNT; theo đó đặt ra mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội NT ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở NT dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”, Nghị quyết cũng nêu rõ quan điểm "Giải quyết vấn đề NNNDNT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội NT ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho PTNN và XD NTM, nâng cao đời sống nông dân".

Người dân với vai trò chủ thể chính bên cạnh sự dẫn dắt, hỗ trợ của chính quyền các cấp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để XD NTM. Quá trình này được triển khai thực hiện ở mỗi địa phương được tiến hành một cách, tùy thuộc vào điều kiện, tình hình cụ thể. Nhà nước với chức năng quản lý của mình sẽ đề ra những giải pháp bảo đảm mục tiêu phát triển của nền kinh tế, giải quyết những mâu thuẫn giữa lợi lích KT-XH phổ

biến, cơ bản trong XD NTM, góp phần khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giải quyết những mâu thuẫn và điều hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và những giá trị của xã hội bằng những chính sách, giải pháp phù hợp của các cơ quan QLNN.

Mặt khác, XD NTM là công việc mới vừa làm vừa rút kinh nghiệm để quản lý tốt hơn trong thời gian tới nên vai trò của QLNN là hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương XD NTM đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, nhất là QLNN về thực hiện XD NTM. Nhiều địa phương xác định mục tiêu XD NTM chưa chuẩn xác, nóng vội, chạy theo thành tích, thiếu các giải pháp nhất là QLNN về kế hoạch, quy hoạch... đã tạo ra nhiều hệ luỵ như vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện các công trình, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ít chú trọng đến huy động sức dân, xã hội hoá, chưa xem người dân là chủ thể thực hiện XD NTM. Chính “tính phong trào”, thiếu sự QLNN về XD NTM đã để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả XD NTM của các địa phương thậm chí vi phạm pháp luật đối với nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp... Từ thực tiễn đó, việc tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý thực hiện XD NTM là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)