NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KHAI THÁC MỘT SỐ NGUỒN GEN BẰNG ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và cải tiến nguồn gen khoai môn sọ bản địa bằng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm (Trang 119 - 120)

7. Đ ÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KHAI THÁC MỘT SỐ NGUỒN GEN BẰNG ỨNG DỤNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO KẾT HỢP ĐỘT BIẾN THỰC NGHIỆM

Nhiều giống khoai môn sọ của Việt Nam có chất lượng củ tốt, vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, năng suất các giống nói chung thấp, hiệu quả kinh tế trồng khoai môn sọ mang lại không cao, các giống khoai môn sọ quí vì thế cũng đã và đang bị lãng quên trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cây khoai môn sọ sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính, được trồng từ củ con. Sự hình thành quả và hạt khoai môn sọ trồng ít xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Củ khoai môn sọ có thời gian ngủ nghỉ ngắn, dễ bị thối nhũn trong thời gian cất giữ vì thế nguồn giống khoai môn sọ cho phát triển trên diện tích lớn gặp nhiều khó khăn. Các giống khoai môn sọ ngon chủ yếu được trồng nhỏ lẻ, manh mún, khó có thể trở thành hàng hóa, trong khi loài cây trồng này rất có ý nghĩa trong xóa đói, giảm nghèo ở những vùng khó khăn.

Ở Việt Nam, kỹ thuật in vitro đã được ứng dụng thành công với nhiều loại cây trồng để nhân nhanh và phục tráng giống [1], [25], [31]… Tuy nhiên, đối với loài khoai môn sọ, các nghiên cứu in vitro mới chỉ được tiến hành gần đây và chủ yếu phục vụ cho mục đích phục tráng và bảo tồn nguồn gen [23], [120], [121]… Nghiên cứu này bước đầu thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật in vitro kết hợp gây đột biến phóng xạ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả ứng dụng cải tiến nguồn gen đặt cơ sở cho các nghiên cứu khai thác nguồn gen khoai môn sọ phong phú ở nước ta cũng như phục vụ cho công tác bảo tồn.

Căn cứ trên kết quả phân tích đa dạng di truyền các mẫu giống khoai môn sọ nghiên cứu sử dụng các đặc điểm hình thái - nông học (mục 3.1.1.2), chỉ thị RAPD (mục 3.1.2.2), chỉ thị SSR (mục 3.1.2.3, c và d), kết quả thiết lập bộ sưu tập hạt nhân (mục 3.1.2.3, e) và thành phần dinh dưỡng và vị ngon của củ của các giống khoai môn sọ trong bộ sưu tập hạt nhân (mục 3.1.4) chúng tôi chọn ra 3 giống khoai môn sọ: Ce4 - Môn thơm (Lạng Sơn), Ce19 - Cụ Cang (Sơn La) và Ce32 - Sáp vàng (Thanh Hóa) cho các nghiên cứu thử nghiệm khai thác nguồn gen. Đây là 3 giống khoai môn sọ được lựa chọn trong bộ sưu tập hạt nhân, nổi tiếng thơm ngon của các

địa phương và có một số chỉ tiêu phân tích về thành phần dinh dưỡng (hàm lượng protein thô, khoáng chất) nổi trội hơn các giống khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và cải tiến nguồn gen khoai môn sọ bản địa bằng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm (Trang 119 - 120)