Vị trí và tầm quan trọng của đa dạng di truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và cải tiến nguồn gen khoai môn sọ bản địa bằng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm (Trang 33 - 34)

7. Đ ÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.Vị trí và tầm quan trọng của đa dạng di truyền

Đa dạng di truyền là cơ sở cho việc tuyển chọn, lai tạo những giống, loài mới. Đa dạng về loài thường là đối tượng khai thác phục vụ mục đích kinh tế. Đa dạng về hệ sinh thái có chức năng bảo vệ môi trường sống. Đồng thời các hệ sinh thái được duy trì và bảo vệ chính là nhờ sự tồn tại của các quần thể loài sống trong đó [17], [120].

Giá trị của đa dạng di truyền thể hiện ở ba mặt chính (FAO, 1996) [53]:

Giá trị ổn định (Porfolio value): Đa dạng di truyền tạo ra sự ổn định cho các hệ thống nông nghiệp ở qui mô toàn cầu, quốc gia và địa phương. Sự thiệt hại của một giống cây trồng cụ thể được bù đắp bằng năng suất của các giống khác cùng loài hoặc các cây trồng khác.

Giá trị lựa chọn (Option value): Đa dạng di truyền tạo ra bảo hiểm sinh học cần thiết chống lại sự thay đổi bất lợi của môi trường do việc tạo ra những tính trạng hữu ích như tính kháng sâu bệnh hay tính thích nghi. Giá trị của đa dạng di truyền được thể hiện thông qua việc sử dụng và khai thác các tính trạng quí, hiếm của tài nguyên di truyền thực vật như tính chống chịu, khả năng thích nghi, năng suất và chất lượng. Lấy thí dụ, năm 1946, giống lúa mì lùn Nhật Bản, Norin được nhập vào Mỹ và đã góp phần quan trọng trong cải tạo giống và tăng năng suất lúa mì. Các giống lúa trồng có nguồn gốc Đông Bắc Ấn Độ được sử dụng là nguồn kháng sâu bệnh cho nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Giống lúa tẻ tép của Việt Nam được IRRI sử dụng như nguồn kháng bệnh đạo ôn để tạo giống lúa kháng đạo ôn cho thế giới. Những tính trạng này đã góp phần tăng sản lượng lúa bình quân của châu Á lên 30% giữa những năm 1981 và 1986 (FAO,1996) [53].

Giá trị khai thác (Exploration value): Đa dạng di truyền được xem là kho dự trữ tiềm năng các tài nguyên chưa được biết đến. Đây cũng là lý do cần phải duy trì

cả các hệ sinh thái hoang dã lẫn các hệ thống nông nghiệp truyền thống. Đa dạng di truyền là cơ sở cho việc tuyển chọn, lai tạo những giống, loài mới.

Ngoài ra đa dạng di truyền còn có giá trị thẩm mỹ (thưởng thức, giải trí) và giá trị về đạo đức. Có một số loài có cả giá trị sử dụng, thẩm mỹ và đạo đức; song về giá trị cũng không đều nhau giữa các mặt giá trị và giữa các loài [120].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và cải tiến nguồn gen khoai môn sọ bản địa bằng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm (Trang 33 - 34)