- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đố
3.2.9 Bồi dƣỡng các nguồn thu, từng bƣớc xây dựng một cơ cấu thu ngân sách mang tính bền vững cao
sách mang tính bền vững cao
Bên cạnh khai thác nguồn thu còn phải có chính sách bồi dưỡng và phát triển nguồn thu, không ngừng tăng các nguồn thu trên địa bàn đáp ứng nhu cầu về ngân sách. Nếu GDP/người không được nâng lên thì tỷ lệ động viên vào ngân sách dù thấp vẫn quá sức đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sẽ không bảo đảm được việc khoan thư sức dân, không đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng, để tạo ra GDP lớn hơn và tăng thu trong chu kỳ sau. Để nguồn thu được bồ dưỡng tốt thì thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mọi thành phấn kinh tế là yếu tố quyết định. Muốn vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cần phải có đầy đủ điều kiện để phát triển và nhà nước cần phải:
Nhà nước, chính quyền địa phương phải tạo được môi trường, có chính sách bảo vệ sự phát triển đối với các thành phần kinh tế; có những ưu đãi mới cho các cá nhân, đơn vị mới tham gia, có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đối với các nguồn đầu tư từ ngoài địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho phát triển.
Có một mức động viên vừa phải hợp lý đẩm bảo giải quyết hài hòa giữa thu ngân sách nhà nước, tiêu dùng và tiết kiệm để đầu tư trong nền kinh tế đảm bảo có tiết kiệm cho đầu tư thêm trong phát triển sản xuất kinh doanh. Trong công tác bồi dưỡng nguồn thu phải cân nhắc đến tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách. Với thực trạng hiện nay, cần có định hướng tăng tỷ trọng thu nội địa trong thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, trong thu nội địa cần tăng tỷ lệ các khoản thu từ thuế, phí lệ phí, dần dần giảm tỷ lệ thu từ tiền sử dụng đất. Bồi dưỡng nguồn thu cho ngân sách của địa phương cần thập trung
bồi dưỡng các nguồn thu có được từ phát triển sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, có tiềm năng đóng góp cao vào ngân sách. Từ đó đối với mỗi nguồn thu cụ thể cần tập trung vào các nội dung:
ối với thu từ thuế CTN-NQD, xác định đây là nguồn thu lớn nhất cho
thu ngân sách và có tính bền vững cao nhất vì đây là những khoản thu trích trực tiếp từ hoạt động của nền kinh tế xã hội cho nhà nước. Do đó, cần có chính sách phát triển các thành phần kinh tế tư nhân và hướng vào sản xuất, kinh doanh và chế biến sản phẩm từ nông nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn, lạc…, các sản phẩm của ngư nghiệp là các loại thủy hải sản, là các lợi thế của Quận, vừa nâng cao được giá trị kinh tế sản phẩm, vừa đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt nuôi trông thủy hải sản và tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.
ối với thu từ đ t đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản, cần xem
đây là khoản thu quan trọng mang tính chất tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, thu tiền sử dụng đất đang chiếm lớn trong thu ngân sách của Quận. Tuy nhiên, khoản thu này không ổn định vì tính có hạn của nguồn thu vì thế trong quản lý thu các khoản này phải nâng cao hiệu quả thu, tiết kiệm thu lên hàng đầu và dần dần phát triển các nguồn thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để thay thế dần nguồn thu này. Việc xây dựng một cơ cấu thu ngân sách bền vững và nguồn thu dồi dào luôn là mục tiêu cho các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Hiện nay, với thực trạng Quận Bình Thạnh thì vấn đề này cần phải có thời gian dài do điều kiện thu ngân sách còn hạn chế, chính sách thu phải cố gắng thu triệt để các nguồn thu có thể thu cho ngân sách. Tuy nhiên trong quản lý thu cần phải chú trong công tác bồi dưỡng, xây dựng cơ cấu thu ngân sách hợp lý.
* *
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã trình bày định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quận Bình Thạnh đến năm 2025, đánh giá các nhu cầu về vốn, nh t là vốn từ NSNN cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Quận theo định hướng phát triển.
Trên cơ sở đó đã nêu lên được những quan điểm trong công tác quản lý thu NSNN nhằm góp phần vào việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch.
ề xu t hệ thống các giải pháp cụ thể và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tạ Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Quản lý thu NSNN ở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực ti n, cần phải đáp ứng cả nhiệm vụ khai thác tốt các nguồn thu, bồi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách, bên cạnh đó phải khuyến khích được phát triển sản xuất kinh doanh của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Với sự đầu tư trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công với những nội dung khoa học sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN. Luận giải những nội dung như khái niệm, mục đích, yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách cũng như nội dung quản lý thu NSNN. Tham khảo kinh nghiệm quản lý thu NSNN một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần nghiên cứu cho quản lý thu NSNN trên địa bàn Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý thu NSNN trên địa
bàn Quận Bình Thạnh từ năm 2012 đến năm 2016, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đ và các nguyên nhân của các hạn chế đó, nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp ở chương tiếp theo.
Thứ ba, trên chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, của thành
phố và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN đề xuất hệ thống giải pháp, đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan đối với việc quản lý thu NSNN trên địa bàn Quận Bình Thạnh. Những giải pháp đưa ra phù hợp với tình hình thực tế và có giá trị thực ti n nhất định cho công tác quản lý, đặc biệt là quản lý thu NSNN tại địa phương.
Do nhiều hạn chế khách quan, chủ quan cũng như kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả vô cùng trân trọng biết ơn sự thông cảm cũng như sự góp ý của quý Thầy – Cô về những thiếu sót trên./.