- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do
1.2.3.7. Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện thu NSNN
Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.
Khi thực hiện thanh tra, thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước
những khoản chi sai chế độ, những khoản còn phải thu theo quy định. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.
Thanh tra quản lý thu ngân sách nhà nước thực chất là thanh tra thuế, theo đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế nhằm bảo đảm cho các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước về thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của thanh tra, kiểm tra thuế:
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế.
- Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hẻ trong các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời sửa đổi bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện các biện pháp quản lý thu thuế thích hợp.
- Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế.
Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan và tuỳ tiện trong công tác thanh tra và kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực; xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ nguyên tắc công khai và dân chủ.
Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế, ngành hải quan. Thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế là nội dung cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế. Nội dung thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về đăng ký và kê khai nộp thuế.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, lưu trữ số liệu và tài liệu kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định số thuế phải nộp và số thuế được hoàn.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế theo thời hạn quy định của pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế nhằm bảo đảm cho ngành, từng bộ phận và từng công chức của ngành thực thi đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế gồm:
- Thanh tra, kiểm tra thực hiện việc hướng dẫn thi hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại về thuế.