- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hộ
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thành phố, quận xây dựng kế hoạch phù hợp với tiềm năng hiện có, triển khai đồng bộ từ quận đến cơ sở để mời gọi các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, triển khai nhiều chương trình khuyến khích, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện kết nối giữa các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn 97 doanh nghiệp và 02 hộ kinh doanh với số tiền 2.320 tỷ đồng).
Quận hiện có có 17.294 hộ kinh doanh cá thể; 12.158 doanh nghiệp, trong đó có 11.713 đơn vị trực thuộc ngoài nhà nước, 412 công ty nước ngoài đang hoạt động (210 công ty có 100% vốn nước ngoài, 86 công ty liên doanh, 104 văn phòng đại diện, 12 chi nhánh công ty).
Khuyến khích phát triển ngành dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cho thuê văn phòng để tăng sức cạnh tranh và giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó nâng dần tổng mức đầu tư trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh tài chính về đầu tư tại quận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng Thương mại - dịch vụ - sản
xu t. Duy trì và giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 7,17%; thương mại - dịch vụ bình quân hàng năm tăng 25,05%, đều đạt chỉ tiêu của quận đề ra; trong đó ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu là thương mại (69,4%).
Bảng 2.1: Giá trị tổng sản lƣợng đầu ra giai đoạn 2012-2016
(Nguồn UBND quận Bình Thạnh) Thực hiện có hiệu quả quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, tập trung giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát, đầu tư nâng cấp chợ truyền thống (Thị Nghè, Phan Văn Trị). Từng bước hình thành các cụm trung tâm văn hóa - thương mại - dịch vụ như Trung tâm thương mại Văn Thánh, khu thương mại dân cư Bình Hòa, các khu chuyên doanh theo ngành như khu vực chuyên doanh về tài chính ngân hàng (tuyến đường Phan Đăng Lưu, Điện Biên Phủ); khu nhà ở và văn phòng cho thuê (tuyến Nguy n Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố); khu vực bán hàng trang trí nội thất, trang thiết bị văn phòng ở đường Bạch Đằng (Phường 15, 24), đường Nơ Trang Long (Phường 13); khu vực bách hóa, công nghệ phẩm ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phường 24, 25, 26); khu vực kinh doanh ăn uống ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (Phường 28).
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Triển khai các biện pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân trong điều kiện khó khăn hiện nay; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Thực hiện tốt công tác bình ổn giá, hiện quận có 368 địa chỉ bán hàng bình ổn (gồm: 66 cửa hàng thực phẩm thiết yếu 243 điểm bán thuốc, 22 cửa hàng bán mặt hàng sữa, 37 cửa hàng phục vụ mùa khai trường).
Trước tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế làm cho sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nợ xấu, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản trầm lắng… làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác thu thuế. Bên cạnh việc Chính phủ đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quận đã triển khai các chính sách như mi n, giảm, gia hạn nộp thuế, đốc thu thuế đọng, tăng cường công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp mới. Thu thuế bình quân hàng năm đạt 5,696% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 5-7%).
Biểu 2.2: Thu ngân sách đƣợc hƣởng theo phân cấp của Quận giai
đoạn 2012 - 2016
Tổng thu ngân sách quận tăng bình quân 21,9% hàng năm; từ đó đảm bảo cân đối chi ngân sách thường xuyên, bình quân hàng năm chi cho phát triển giáo dục, văn hóa xã hội chiếm tỷ trọng 55% so với tổng chi ngân sách quận; trong đó: sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm 42%; chi cho sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục thể thao, xã hội chiếm tỷ lệ 10% so với tổng chi ngân sách quận.
Tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách nhà nước và ngân sách quận, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không lạm thu và chống thất thu. Kiểm soát chặt chẽ và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; tập trung vốn ngân sách cho các công trình trọng điểm của quận (trường học, trụ sở cơ quan…). Trong điều hành ngân sách quận thực hành tiết kiệm chi tiêu công, tập trung nhiệm vụ chi phục vụ nhu cầu cấp bách và thiết yếu. Tổ chức rà soát quỹ đất do nhà nước trực tiếp quản lý, tiếp tục đề xuất các khu đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.