Soát xét lại các nguồn thu, tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra Chú trọng công tác xử lý, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện các quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 88)

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đố

3.2.5. Soát xét lại các nguồn thu, tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra Chú trọng công tác xử lý, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện các quyết

Chú trọng công tác xử lý, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện các quyết định sau thanh tra, kiểm tra

Để khắc phục tình trạng thất thu thuế như đã phân tích phải rà soát các nguồn thu:

Ngoài quốc doanh: Nâng tỷ lệ đối tượng phải quản lý thuế GTGT lên 45% của 3.252 hộ xấp xỉ 1.500 hộ và đối tượng nộp thuế TNCN: 10% khoảng 150 hộ có nộp thuế TNCN. Trong đó có 554 phương tiện vận tải đúng đối tượng đưa vào quản lý, có mức thu môn bài ước 500 triệu và thuế GTGT 150 triệu /tháng, tính cả năm hơn 1,7 tỷ; kinh doanh nhà hàng khách sạn: 46 cơ sở thuế Môn bài: 40 triệu đ/năm và GTGT khoảng 14 triệu/tháng, tính cả năm hơn 200 triệu đồng. Cộng cả hai loại thuế Môn bài và GTGT khoảng 2,4 tỷ đồng/năm.

Đồng thời tăng cường quản lý các khoản thu về đất đai: tập trung quản lý chặt chẽ ngay từ cơ sở về số hộ, diện tích đất ở, giá giao dịch thực tế trên thị trường, diện tích đất cho thuê …

Công tác soát xét, kiểm tra, thanh tra tình hình thu ngân sách tại Quận Bình Thạnh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2007 thời điểm mà Luật Quản lý thuế có hiệu lực, đã đạt được nhưng kết quả khả quan, góp phần tăng thu cho NSNN và tạo tiền đề để nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT trong việc thực hiện pháp luật thuế, phát huy được chức năng và quyền hạn của các cơ quan quản lý thu ngân sách.

Qua công tác này, các Đoàn thanh tra, kiểm tra đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm kê khai sai, trốn thuế, lách Luật lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi ( thành lập chi nhánh, Công ty con tại các Quận thị có trong danh mục địa bàn đủ điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi về thuế suất, thời gian mi n giảm thuế). Những kết luận thanh tra, kiểm tra tổng kết rút kinh nghiệm sau từng thời điểm đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan quản lý thu NS nói riêng nhận diện một cách đầy đủ các thủ đoạn trốn thuế, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu NS.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích ở trên hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế vẫn còn một số hạn chế và bất cập.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế ở cấp Chi cục thuế chưa tập hợp đầy đủ thông tin, dữ liệu của NNT, kỹ năng phân tích, đánh giá mức độ rủi ro còn hạn chế, phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm quản lý để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra từ đó lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra không đúng đối tượng, thậm chí có nơi kế hoạch bị dàn trải nên khi tiến hành gặp nhiều lúng túng, hiệu quả thấp.

Việc xử lý kết quả kiểm tra thường thiên về quan điểm xử lý vi phạm, lấy số thuế truy thu, mức xử phạt sau thanh tra làm thước đo hiệu quả. Do áp lực đó mà quá trình nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra để đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách chưa được chú trọng, một số kiến nghị đưa ra còn chung chung, thiếu tính khả thi và thiếu luận cứ khoa học, thực ti n.

Công tác đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế còn thiếu quyết liệt, dẫn đến một số NNT sau khi thanh tra còn xảy ra tình trạng dây dưa thực hiện kết luận kiểm tra thanh tra. Thông thường sau 1 kỳ thanh tra, công tác tổng hợp, đánh giá hoạt động thanh tra chỉ tập trung vào những con số định lượng: Số thuế phát hiện thêm sau thanh tra, số tiền phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm thường gặp, số thuế truy thu và số tiền phạt đã nộp vào NSNN...mà ít chú trọng các nhân tố định tính như: tình hình chấp hành các quy định của Luật thuế của các DN đã chuyển biến đến mức độ nào; những kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách của các đoàn thanh tra đã được hồi âm và ghi nhận như thế nào, mức độ đáp ứng được đòi hỏi của thực ti n.

Để khắc phục tình trạng trên, sau một cuộc kiểm tra thanh tra, cần phải tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Phân tích, đánh giá kết quả thanh tra để

kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ sung, hoàn thiện chính sách. Tăng cường công tác đôn đốc quá trình thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế . Theo dõi chặt chẽ và kiên quyết xử lý các trường hợp dây dưa, trì hoãn việc các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế phát hiện sau thanh tra. Trong những trường hợp quá thời hạn quy định, có thể áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 88)