7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thực trạng phân cấp thu và quản lý thu ngân sách nhà nước tỉnh
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2017
* Phân cấp thu và quản lý thu đối với nguồn thu NSTW được hưởng 100%, nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP:
Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2016 tỉnh Cao Bằng thực hiện thu điều tiết về NSTW hưởng 100% theo khoản 1 điều 30 Luật NSNN 2002, năm 2017 thực hiện theo khoản 1 điều 35 Luật NSNN 2015. Cao Bằng là tỉnh biên giới, có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, do đó có phát sinh các khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu thu tại địa phương nộp về NSTW 100%.
Khoản thu phân chia tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP thực hiện theo khoản 2 ,0 2000,000 4000,000 6000,000 8000,000 10000,000 2015 2016 2017 2456,655 2396,158 2518,600 8233,920 8201,047 8208,588 T riệu đ ồn g
NSNN 2015 phát sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm chủ yếu các khoản: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, thu phí, lệ phí, thu khác ngân sách… Các khoản này được thực hiện theo quy định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết tỷ lệ phân chia cho từng khoản thu, cơ quan thu nộp phát sinh trên địa bàn địa phương.
Theo số liệu bảng 2.4, trong giai đoạn 2015 – 2017, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thu NSTW hưởng chiếm khoảng 10,85% tổng thu ngân sách; 89,15% còn lại được phân cấp cho NSĐP. Cụ thể, số thu NSTW được hưởng là 799.986 triệu đồng (năm 2015: 261.659 triệu đồng, năm 2016: 225.685 triệu đồng, năm 2017: 312.642 triệu đồng), trong đó thu từ xuất nhập khẩu NSTW hưởng 100% là 649.555 triệu đồng, các khoản thu NSTW hưởng theo tỷ lệ phân chia là 150.431 triệu đồng. Số thu NSTW hưởng năm 2017 tăng là do khoản thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng dầu điều tiết về NSTW 100% theo quy định khoản 3 điều 1 Thông tư 326/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính tương ứng số tiền 80.796 triệu đồng. Nguồn thu cho NSTW trên địa bàn tỉnh còn thấp và có xu hướng không ổn định trong những năm gần đây, điều này cũng dễ hiểu bởi tỉnh Cao Bằng là một tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ chi ngân sách, phần lớn phải bổ sung cân đối từ trung ương. Theo Nghị quyết số 29/2016/NQ-QH ngày 14/11/2016 của Quốc Hội, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP đối với tỉnh Cao Bằng là 5.630.617 triệu đồng trên tổng dự toán chi cân đối NSĐP 6.358.347 triệu đồng, tương ứng với 88,5% chi ngân cân đối NSĐP.
* Phân cấp thu và quản lý thu đối với nguồn thu NSĐP được hưởng: Năm 2015 và năm 2016 tỉnh Cao Bằng thực hiện Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010, quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2011 đến năm 2015, trong đó năm 2016 là năm được thực hiện kéo dài thời do chuyển tiếp thực hiện Luật NSNN. Từ năm 2017, HĐND
quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2017, thời kỳ ổn định 2017 – 2020. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016, đây là cơ sở để các cấp chính quyền địa phương thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, quản lý nguồn thu được phân cấp.
Cụ thể, theo bảng 2.3, quy định về phân cấp nguồn thu dựa chủ yếu trên các tiêu thức đối tượng nộp, nội dung thu (các khoản thu phí, lệ phí), địa bàn phát sinh và các tiêu thức này được áp dụng chung cho tất cả các địa phương trong tỉnh. Riêng đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và cấp xã thì tỉ lệ phân chia được quy định cụ thể cho từng địa phương cấp xã. Tuy nhiên, công tác phân cấp vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
Một là, Quy định về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu một số khoản thu còn quy định phức tạp, vừa thực hiện phân cấp theo nội dung thu, vừa phân loại theo đối tượng nộp, theo địa bàn phát sinh gây khó khăn trong quản lý. Ví dụ theo bảng 2.3, các khoản phí, lệ phí vừa được phân cấp theo cụ thể từng loại, vừa phân cấp theo địa bàn phát sinh (cấp huyện, cấp xã); Thu đấu giá quyền sử dụng đất tại các huyện, thành phố từ trước năm 2017 đều nộp về ngân sách tỉnh, sau đó mới xem xét đầu tư trở lại các địa phương làm cho các địa phương thiếu động lực để khai thác nguồn thu này.
Hai là,phân cấp nguồn thu hiện nay chưa đảm bảo số thu ngân sách hằng năm của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đủ lớn để chủ động nguồn ngân sách cho việc chi tiêu hằng năm cũng như khuyến khích các địa phương trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách. Ví dụ; thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đối với phương tiện vận tải hàng hóa được nộp 100% vào ngân sách và được điều tiết về tỉnh, do đó chưa khuyến khích được các huyện có cửa khẩu chủ động khai thác tăng thu
Bảng 2.3: Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
TT Nguồn thu Theo Nghị Quyết GĐ 2011-2016 (17/2010/NQ-HĐND) Theo Nghị Quyết GĐ 2017-2020 (69/2016/NQ-HĐND Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện Ngân sách xã Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện Ngân sách xã 1
Các khoản thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác
k.sản, thu khác
- Các DN trong nước có vốn nhà nước thuộc TW và tỉnh quản lý, DN liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị SNCL do TW và tỉnh quản lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
100% 100%
Thu từ các thành phần còn lại
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 17/2010/NQ-HĐND
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 69/2016/NQ-HĐND 2 Các khoản thu phí, lệ phí 2.1 Lệ phí trước bạ nhà đất 100% 100% 2.2 Các loại lệ phí trước bạ còn lại
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 17/2010/NQ-HĐND
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 69/2016/NQ-HĐND
2.4 Các khoản phí, lệ phí khác
- Nộp vào ngân sách cấp tỉnh
- Nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật
100% 100%
- Nộp vào ngân sách cấp xã
theo quy định của pháp luật 100% 100%
3 Tiền sử dụng đất, tiền cho
thuê đất
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 17/2010/NQ-HĐND
100%
- Tiền sử dụng đất 100%
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 69/2016/NQ-HĐND
4 Thuế TNCN
Tỉ lệ phân chia được quy định tại NQ số 17/2010/NQ-HĐND
5 Thu từ hoạt động xổ số KT 100% 100% 6 Phí xăng dầu 100% thuộc loại phí còn lại
7 Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp
Tỉ lệ phân chia được quy
định tại NQ 17/2010/NQ-
HĐND
Tỉ lệ phân chia được quy
định tại NQ 69/2016/NQ-
HĐND
8
Các khoản thu khác (gồm thu sự nghiệp, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, tịch thu, thanh lý, đền bù, kết dƣ, chuyển nguồn) - Nộp vào ngân sách cấp tỉnh 100% 100% - Nộp vào ngân sách cấp huyện 100% 100% - Nộp vào ngân sách cấp xã 100% 100%
Phân cấp nguồn thu ngân sách được HĐND tỉnh cụ thể hóa quy định của Trung ương bằng việc ban hành Nghị quyết quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo đó, HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định cụ thể theo từng thời kỳ ổn định ngân sách để tổ chức thực hiện tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý thu NSNN. Trong giai đoạn 2015 - 2017, kết quả thực hiện phân cấp thu ngân sách tỉnh theo từng cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã như sau:
Bảng 2.4: Phân cấp thu ngân sách tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: triệu đồng Năm Thu cân đối ngân sách nhà nƣớc Thu ngân sách trung ƣơng
Thu ngân sách địa phƣơng
Tổng số Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách cấp xã 1 2=3+4 3 4=5+6+7 5 6 7 2015 2.456.655 261.659 2.194.996 1.623.291 512.181 59.523 2016 2.396.158 225.685 2.170.473 1.571.585 549.440 49.448 2017 2.518.600 312.642 2.205.958 1.533.731 614.561 57.666
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân sách – Sở Tài chính)
Theo số liệu bảng 2.4 và biểu đồ 2.3: Đối với phân cấp NSĐP, thu ngân sách cấp tỉnh chiếm trung bình 72% tổng thu NSĐP; 25% đối với ngân sách cấp huyện và 3% đối với ngân sách cấp xã. Có thể thấy, phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã còn thấp, chỉ xấp xỉ 28% tổng thu NSĐP. Các huyện được giao thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2015 – 2017 dưới 20 tỷ đồng/năm là: huyện Quảng Uyên, Nguyên Bình, Thông Nông; các
sử dụng hạ tầng cửa khẩu cân đối về cho ngân sách tỉnh 100%, số thu để lại cân đối chi tại địa phương rất thấp. Các xã được phân cấp thu NSNN đối với một số khoản thuế, phí, lệ phí… tuy nhiên các khoản thu thuộc thẩm quyền được phép thu tại cấp xã phát sinh ít, do hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa phát triển, nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu; nhiều xã không có chợ nông thôn, số thu ngân sách cả năm chỉ đạt trên 20 triệu đồng. Điều này khiến cho các địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, đồng thời, làm giảm động lực quản lý công tác thu ngân sách cấp huyện, xã.
Biểu đồ 2.3: Kết quả thu ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2015 - 2017
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách – Sở Tài chính)