7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả nhóm giải pháp điều kiện nhằm thúc đẩy
đẩy công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
3.2.3.1. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước
Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến thành công của công tác cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thu ngân sách, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong điều kiện công tác tổ chức bộ máy, năng lực trình độ cán bộ công chức, viên chức hiện nay của tỉnh Cao Bằng, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ; sắp xếp tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Kiện toàn bộ máy nhà nước và nhân sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính, NSNN và nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước... theo hướng thu gọn đầu mối, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Quy định chế tài xử lý nghiêm minh đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, không hoàn thành nhiệm vụ được giao kể cả lựa chọn hình thức cho chuyển việc, thôi việc.
- Thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển công việc đối với cán bộ theo quy định.
- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng hoàn thiện và nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng
cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả quản lý.
3.2.3.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách
- Hoàn thiện hơn nữa các trang tin điện tử, website của các cơ quan quản lý thu ngân sách, trong đó thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách chế độ mới lên các trang tin để đáp ứng yêu cầu tra cứu khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp. Kết nối mạng tin học liên thông quản lý ngân sách giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan để việc khai thác, trao đổi thông tin diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn.
- Cải thiện hệ thống các dịch vụ công trực tuyến sẵn có như hệ thống cấp mã số thuế TNCN qua mạng; hệ thống khai thuế qua mạng; hệ thống khai hải quan qua mạng theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, đồng thời mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác như nộp thuế qua mạng… Đẩy mạnh triển khai nộp thuế và hoàn thuế điện tử, theo đó cơ quan Thuế cần đổi mới công nghệ trong hợp tác thu thập và chia sẻ thông tin với các cơ quan bên ngoài. Phối hợp triển khai nộp thuế điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế và các kênh điện tử do các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; tiếp tục phối hợp tốt với các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, thu thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản bằng phương thức điện tử, thực hiện hóa đơn điện tử trong thu ngân sách.
- Xây dựng một hệ thống thông tin tài chính tích hợp bắt đầu từ công tác lập kế hoạch ngân sách, thực hiện, kế toán, báo cáo, kiểm toán và giám sát. Như vậy, cán bộ quản lý tài chính có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và có hệ thống hơn, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.
3.2.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành tại địa phương trong quản lý thu ngân sách nhà nước
công tác thu nộp ngân sách được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tránh gây phiền hà, mất thời gian và công sức của đối tượng nộp ngân sách.
- Ngành Thuế phối hợp với Kho bạc và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt công tác ủy nhiệm thu, phối hợp với các Ban quản lý dự án trích thu thuế đối với các DN trong quá trình thanh toán nguồn vốn đầu tư từ NSNN đối với các khoản thuế xây dựng cơ bản (cả trong và ngoài tỉnh). Phối hợp với hệ thống các Ngân hàng thương mại để mở rộng hệ thống các địa chỉ thu nộp ngân sách, các hình thức thu nộp ngân sách (khai thuế, nộp thuế điện tử…) cũng như phong tỏa tài khoản của các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan Thuế là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách cần phối hợp với cơ quan Hải quan và Quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, chống thất thu thuế đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan thu ngân sách, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan có liên quan đối với cơ quan thu trong việc cung cấp, cập nhật thông tin về tổ chức, cá nhân nộp ngân sách, trong cưỡng chế và thu hồi nợ thuế, trong áp dụng các hình thức xử phạt… giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong phối hợp thu NSNN.
- Các cơ quan thu NSNN thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo, Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, vận động về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng Luật.