Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

- Nội dung quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo:

Khảo sát, điều tra thực tiễn tại thôn bản, các xã, các huyện, các tỉnh, các vùng;

Ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện của thôn bàn, xã, huyện, tỉnh, vùng miền;

Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành;

Hỗ trợ đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững từng giai đoạn;

Kiểm tra giám sát các văn bản và quá trình triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, nước ngoài;

Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo theo giai đoạn;

Đề ra các cơ chế, chính sách mới về công tác quản lý Nhà nươc về xóa đói giảm nghèo phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội trong nước và trên thế giới để thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo:

Quản lý Nhà nước là một trong những hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp, đồng thời nó có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện, trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản như sau:

Yếu tố toàn cầu hóa: Trước xu thế biến đổi toàn cầu, sự hội nhập sâu rộng quốc tế. Vấn đề đói nghèo đang diễn ra tại khắp các khu vực trên thế giới, từ những quốc gia nghèo đói đến cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như nước Anh, Mỹ, Pháp… Từ đó đòi hỏi Việt Nam cần phải làm gì,

làm như thế nào để vấn đề Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo được đảm bảo và cải thiện, đổi mới, hiệu quả.

Yếu tố con người: Con người là chủ thể của xã hội. Tất cả các tổ chức, nhà nước đều có các nguồn lực vật chất do con người vận hành. Thực chất của Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là hoạt động quản lý của con người đối với con người, con người đối với sản phẩm mình làm ra, con người đối với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên... Vì vậy Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở cấp xã được thực hiện tốt hay không chính là do phần lớn chủ quan ở yếu tố con người gồm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mọi tầng lớp nhân dân.

Yếu tố chính trị: Môi trường chính trị chi phối mục tiêu cũng như định hướng của mỗi đơn vị địa phương. Chính quyền cơ sở nơi trực tiếp đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước với tính cách là chủ thê quản lý toàn dân, toàn diện mà hoạt động của các tổ chức trong khuôn khổ môi trường chính trị và pháp lý đó. Chương IX, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội.

Yếu tố tổ chức: Hoạt động Quản lý Nhà nước cấp xã diễn ra tại các xã trên địa bàn huyện. Cơ cấu tổ chức hành chính cấp xã sẽ quy định cơ chế quản lý phối hợp sự vận hành của hoạt động quản lý trong đơn vị. Trong tổ chức quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã cần lựa chọn và xây dựng cơ cấu tổ chức khoa học gọn nhẹ để đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo vận hành một cách trơn tru, cơ chế phối hợp sự liên kết chặt chẽ, giúp cho việc đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yếu tố quyền lực: Một trong những đặc điểm để phân biệt giữa hoạt động quản lý với các hoạt động khác trong xã hội, đó là hoạt động quản lý luôn luôn mang tính quyền lực. Quyền lực của Nhà nước ở cấp xã sẽ được thể

hiện qua việc chấp hành và điều hành, quản lý bằng luật pháp, bằng các quyết định, các thông tư, các văn bản của cấp trên, và các quyết định, các văn bản của cấp xã và quyền lực của Nhân dân trong việc giám sát Quản lý Nhà nước ở địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý.

Yếu tố thông tin: Thông tin là những dữ liệu được thu thập phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và giải quyết những vấn đề Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã. Do đó, thông tin chi phối mạnh mẽ đến hoạt động quản lý. Thông tin sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng của quản lý như chức năng lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức các vấn đề liên quan đến Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

Yếu tố văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức trong hoạt động Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là toàn bộ các giá trị về phong cách, tác phong, lề lối làm việc, cảnh quan trụ sở, khu vực tiếp dân... Văn hóa tổ chức sẽ chi phối ảnh hưởng đến hành vi, cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, người lao động trong đơn vị và tư tưởng trong Nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)