Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 39)

phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

- Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở một số quốc gia, tỉnh, thành phố trong nước:

Ở nước Thái Lan thể hiện rõ quan điểm ưu tiên tối đa cho tăng trưởng nhanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần vào thời gian sau hơn là làm đồng bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu của Thái Lan đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cấp thiết, trong đó vấn đề xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu quan trọng. Chiến lược tăng trưởng không đồng bộ và thấp sẽ không thể giải quyết được mất cân bằng thu

nhập và giảm nghèo đói, vì vậy với một đất nước đang phát triển mạnh như Thái Lan hiện nay thì việc cân đối hai mục tiêu này sẽ có lợi hơn rất nhiều;

Ở Malaixia, Chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng đồng người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng có tỉ lệ nghèo cao nhất. Nhà nước đi đầu và có vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhà nước, thông qua các chương trình xã hội như y tế, giáo dục;

Tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được Đảng ta đặc biệt quan tâm, không chỉ đối với cộng đồng dân cư ở nông thôn mà còn đối với cộng đồng dân cư đô thị trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Với đường lối đổi mới, chủ trương hội nhập và mở cửa để phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã giúp tình trạng đói nghèo ở nước ta được giảm bớt. Tuy nhiên, những thành quả xóa đói giảm nghèo ở một nước nông nghiệp còn chiếm đa số như nước ta thì đây vẫn là một kết quả chưa bền vững [35], [37], [44].

+ Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương:

Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương.

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo.

Phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối tượng thuộc hộ nghèo[37], [44].

+ Một số kinh nghiệm từ công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thực hiện ở các địa, phát hiện bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện của địa phương để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó để hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Tạo lập những tiền đề, điều kiện để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học và công nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển các hình thức giáo dục phổ cập về nghề nghiệp cho những người trong diện đói nghèo. Huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài thực hiện các dự án về giáo dục, y tế, xã hội.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo; tăng cường phân cấp cho cơ sở và mở rộng sự tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện[37], [44].

+ Một số kinh nghiệm từ công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ.

Xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn tỉnh.

Thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.

Hàng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo. Có hình thức kỷ luật nghiêm những cá nhân, tổ chức, đơn vị thực hiện sai công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở cấp xã[37], [44].

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng:

Các xã tranh thủ sự ủng hộ, sự lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh ủy, huyện ủy, của các cấp ủy Đảng, chi bộ, sự phối hợp của Mặt trận- đoàn thể. Tăng cường vai trò quản lý, sự điều hành của Ủy ban Nhân dân và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo.

Thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương theo hướng tiếp cận đa chiều.

Công tác bình xét hộ nghèo hàng năm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, đúng người, đúng hộ. Đảm bảo đúng quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các bước điều tra, khảo sát, theo tiêu chí.

Hàng năm triển khai đăng ký hộ thoát nghèo, từ đó Ủy ban Nhân dân xã nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình kịp thời lên kế hoạch hỗ trợ, đầu tư cây, con giống, phân bón phù hợp với từng hộ nghèo.

Bám sát Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng) để có phương hướng thực hiện phù hợp theo lộ trình.

Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa cộng đồng, hồ thủy lợi vừa và nhỏ, đường dân sinh, đường nội đồng phục vụ cho sản suất và sinh hoạt của Nhân dân.

Tăng cường phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc tại địa phương.

Ưu tiên hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo đặc biệt khó khăn, gia đình hoạn nạn, ốm đau bệnh tật, hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công, đặc biệt hộ nghèo dân tộc thiểu số.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo luôn luôn là vấn đề xã hội, thuộc trách nhiệm chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị, nhằm đảm bảo sự hài hòa khoảng cách giầu - nghèo, tránh xung đột giữa các vùng miền, thành thị.

Cho đến ngày nay, khái niệm Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo chưa được thống nhất thành một khái niệm chung, kể cả ở Việt Nam cũng thế. Khái niệm này tùy thuộc vào từng châu lục, từng khu vực, mỗi quốc gia mà có những khái niệm khác nhau. Kể cả trong mỗi một khu vực, mỗi một quốc gia cũng tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào tiếp cận theo các góc độ của các nhà nghiên cứu.

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo được thực hiện trên cơ sở pháp lý đó là các văn bản của trung ương và các văn bản do địa phương ban hành; thể hiện bằng các văn bản pháp luật; các văn bản dưới luật; các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Quyết định, Quy chế.

Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có sự khác nhau, không đồng nhất. Ở Việt Nam, Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo được thay đổi theo sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Điều quan trọng là đã xác định rõ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản để từ đó xác định mức độ thiếu hụt tiếp cập đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản.

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở sát với Nhân dân thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, vì vậy đây sẽ là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với Nhân dân trong việc xóa đói giảm nghèo. Là nơi có sự tác động qua lại trực tiếp giữa Nhà nước với Nhân dân và Nhân dân với Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI

GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 39)