Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 72 - 78)

- Những hạn chế:

Tuy có vị trí địa lý đa dạng song bị chia cắt bởi núi đồi, sông suối. Đường xá đi lại khó khăn, chưa có sự đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng so với tiềm năng vốn có của địa phương, chất lượng đường Quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường liên xã, đường liên thôn kém, nhanh bị hư hỏng, xuống cấp đã ảnh hưởng lớn đến việc giao thương kinh tế, văn hóa xã hội, ảnh hưởng về giao thông là cản trở đối với các nhà kinh tế muốn đến đầu tư.

Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, công tác xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, nguy cơ hộ tái nghèo vẫn ở mức cao.

Đất đai đa dạng, có nhiều khu vực đất đai cằn cỗi, sỏi đá như khu vực 03 xã Đầm Ròn gây khó khăn cho nhân dân trồng trọt, chăn nuôi. Những địa phương có đất đai phì nhiêu thì việc sử dụng tài nguyên đất đai chưa bền vừng, sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh, tự phát.

Người dân còn nhiều nới thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi thiên nhiên, phương pháp khai thác tiềm năng lợi thế của các xã chưa được quy hoạch đúng mức. Nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào trồng cà phê, chưa có sự đa dạng hoá về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông, lâm nghiệp còn yếu kém dẫn đến năng suất và chất lượng thấp so với các vùng, khu vực khác.

Phần lớn lao động chưa qua đào tạo chủ yếu lao động nông nghiệp, lao động chưa được qua đào tạo tay nghề nên năng suất, hiệu quả lao động còn thấp.

Các xã có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, có sự đa dạng về tôn giáo, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu khác nhau. Việc thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu vốn phát triển sản xuất, tư tưởng tâm lý sản xuất nhỏ lẻ, một bộ phận người dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước.

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đời sống người nghèo vẫn còn thấp, chính sách an sinh xã hội chưa được ổn định, nguy cơ tái nghèo cao do biến động giá cả thị trường, khi có thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn.

Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cần được hỗ trợ của người nghèo, nguồn vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải, việc đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, đầu tư kéo dài nhiều năm. Việc vay vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo còn khó khăn.

Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật chưa đủ để có thể hướng dẫn người dân tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nên chưa đưa được các chương trình hỗ trợ dịch vụ sản xuất, khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật đến với người dân.

Hệ thống giáo dục tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí. Công tác phối hợp dạy nghề chưa phát huy hiệu quả cao, các hình thức dạy nghề chưa phù hợp, không gắn với nhu cầu thực tiễn của người nghèo, chưa góp phần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân. Chưa quan tâm giải quyết việc làm cho con em thuộc hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều học sinh, sinh viên ra

Công tác cải cách hành chính còn chậm; trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức xã còn hạn chế, chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo. Một số cán bộ, đảng viên phân công phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ hộ nghèo chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Công tác theo dõi báo cáo đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo còn mang nặng thành tích, gây ra những hiểu biết sai lệch về hiệu quả chính sách của Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo.

Kết quả giảm nghèo từng giai đoạn tương đối cao nhưng vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, rớt giá. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún làm hạn chế sự phát triển ngành nông nghiệp cao. Tốc độ giảm nghèo của các xã không đồng đều.

Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị từ xã xuống thôn chưa được thường xuyên, chặt chẽ; việc phân công phối hợp tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách xóa đói giảm nghèo đã được đẩy mạnh nhưng chưa sâu rộng.

Công tác rà soát tiêu chí, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số xã chưa còn mang tính chất chung chung, chưa thực sự khách quan; một số tiêu chí trong hướng dẫn chưa thật sự phù hợp với thực tiễn của các hộ gia đình; một số thôn, bản còn tính chất cả nể, tính chất dòng họ bảo vệ cho nhau để được bình xét vào hộ nghèo, vì vậy dẫn đến công tác rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số xã, thôn, bản chưa đúng đối tượng, hoặc bỏ sót, hoặc còn bị sai đối tượng.

Một số chương trình hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo như cấp phát cây trồng, vật nuôi, cấp phát tiền hộ nghèo, cận nghèo, quà tết… ở một số xã, thôn bản còn bị bớt xén, chậm trễ gây bức xúc cho một số người dân, có những xã, những cán bộ đã kỷ luật, bị luân chuyển, bị sa thải.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của cấp ủy Đảng, Chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội đối với các bộ phận chuyên môn ở xã và ở thôn trong việc thực hiện Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo còn lỏng lẻo, chưa sâu sát và kịp thời, còn để xảy ra một vài biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực thi chế độ chính sách cho người nghèo theo quy định.

Một bộ phận Nhân dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Đảng và Nhà nước, muốn được vào danh sách nghèo để được hỗ trợ, đầu tư cây, con giống, phân bón, chế độ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền và các khoản hỗ trợ khác làm mất đi tính chủ động, ý thức tự giác trong làm ăn kinh tế, phát triển sản xuất.

Một số hộ nghèo thuộc hộ người già neo đơn, hộ gia đình có người tàn tật, hộ gia đình có người mất sức lao động…, gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các mô hình sản xuất chăn nuôi để họ tự vươn lên thoát nghèo. Một số hộ nghèo là vợ chồng có con nhỏ, hộ gia đình có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng không chịu tu chí làm ăn tuy đã được nhận sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước nhưng không phát huy được hiệu quả của chính sách xóa đói giảm nghèo mang lại.

Tình hình dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến một số xã ngày càng đông, đặc biệt là di cư vào ở những khu vực rừng sâu để phá rừng, làm nương rẫy trái phép; một số đối tượng cầm đầu có thái độ kích động, xúi dục, lôi kéo người dân chống đối người thi hành công vụ, gây khó khăn lớn cho công tác giao khoán, bảo vệ rừng, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội địa phương như xã Liêng S’Rônh, Rô Men, Đa R’San, Phi Liêng; vấn đề đòi về làng cũ như xã Đạ Long, xã Đạ K’ Nàng.

Công tác xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào các thị trường lao động cao cấp như Nhật Bản, Sing-ga-

trung theo cộng đồng làng bản, ngại đi xa, trình độ văn hóa thấp, không có tay nghề chuyên môn.

- Nguyên nhân hạn chế:

+ Nguyên nhân khách quan: Do điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp kém, địa hình chia cắt đa dạng, phức tạp. Đường xá đi lại khó khăn, nhanh chóng bị xuống cấp nên việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo gặp rất nhiều khó khăn.

Do hậu quả của việc sử dụng đất đai không bền vững, các xã chủ yếu độc canh cây trồng, nông dân phụ thuộc rất nhiêu vào khí hậu, thời tiết, giá cả thị trường.

Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa người kinh và các dân tộc khác. Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức chuyên trách, người lao động tại các xã còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi việc lúng túng, sai sót trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện.

Phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc còn nặng nề như phong tục mẫu hệ, tục ma chay, tục thách cưới đã gây tốn kém, thất thoát, nợ nần “truyền kiếp” trong gia đình; có nhiều gia đình đã phải bán bớt đất ở, đất sản xuất để trả nợ do các hủ tục gây nên.

+ Nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính chất liên ngành, dẫn đến việc phối kết hợp, thống nhất về cơ chế quản lý thực hiện giữa các cơ quan liên quan chồng chéo, trùng lắp, còn gặp nhiều khó khăn nhất định.

Khi xây dựng các kế hoạch thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo chưa bám sát thực tế nhu cầu của người dân, nhiều chính sách hỗ trợ không phù hợp với nhu cầu thiết yếu của hộ nghèo, không phù hợp với đối tượng dẫn đến việc thực hiện không mang lại hiệu quả cao.

Quá trình triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo nhiều khi còn mang tính chủ quan, hình thức, chạy theo thành tích đã gây ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của địa phương và quyền lợi chính đáng của hộ nghèo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng do có sự khác biệt về địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán của mỗi xã nên công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo thực hiện các văn bản của Nhà nước giống nhau, nhưng khác nhau về thực hiện công tác quản lý, điều hành, thực hiện phù hợp với từng xã.

Thực trạng Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể như số hộ nghèo, hộ cận nghèo giàm, các chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư đáp ứng được cơ sở vật chất, hạ tầng ban đầu. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên đã từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quân, và những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhiều hộ nghèo tuy đã thoát nghèo nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng còn nhiều bất cập chồng chéo, tồn tại lâu dài cần phải có những phương hướng và giải pháp mới để thay đổi thực trạng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG,

TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 72 - 78)