Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 39)

- Vị trí địa lý: Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk ; Phía Đông và Nam giáp với huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà; Phía Tây giáp với tỉnh Đắk Nông. Các xã xa nhất của huyện cách trung tâm huyện Đam Rông khoảng 30km.

Theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với 8 đơn vị hành chính xã và 56 thôn, trong đó còn 07 xã thuộc diện xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 38 thôn thuộc diện thôn đặc biệt khó khăn.

Trong những năm qua, thực hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ vào vùng dân tộc thiểu số, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó đáng kể nhất là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; chương trình 134; chương trình 135; chương trình 167...

- Diện tích tự nhiên: Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông nằm về phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 86.090 ha, trong đó đa số là diện tích đất Lâm Nghiệp 66.909 ha, chiếm 77,1% diện tích tự nhiên;

hết diện tích đất nông nghiệp có địa hình đồi dốc, bị chia cắt bởi đồi núi, suối, đất sản xuất bố trí ở những thung lũng hẹp, manh mún, nhỏ lẻ khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên: Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cơ bản có nhiều loại tài nguyên, song không có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.

Tài nguyên rừng: trữ lượng rừng tự nhiên còn tương đối rộng, nhiều chủng loại thực vật, tuy nhiên chỉ có các loại gỗ tạp, gỗ nhóm III, nhóm IV như de, dổi, chò, thông…, diện tích rừng hàng năm vẫn bị thu hẹp dần do đốt phá làm nương rẫy của người dân. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn thường xuyên diễn ra. Diện tích trồng rừng 30a, chương trình 135 thường xuyên bị lấn chiếm, chuyển hóa thành đất trồng các loại cây lâu năm như điều, cà phê.

Tài nguyên đất, nước: có sự khác nhau từng khu vực. Tài nguyên đất và nước đang bị ô nhiễm do lạm dụng hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Diện tích đất bị ô nhiễm, xói mòn ngày càng tăng; nguồn nước ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm do nạn phá rừng và sản xuất nông nghiệp không đúng cách.

Tài nguyên khoáng sản nhỏ lẻ, chủ yếu là cát, đá chẻ và một ít trữ lượng vàng cám nằm rải rác tại các con suối có dòng chảy tự nhiên.

Khí hậu tại các xã phân bố không đồng đều do sự khác biệt kết cấu địa hình, sự khác biệt về bình độ như khu vực ba xã Đầm Ròn phía Đông của huyện, khu vực Đạ R’San, Liêng S’Ronh, Rô Men có địa hình thấp, khí hậu nắng nóng, lượng mưa trong năm ít; khu vực Đạ K’ Nàng, Phi Liêng có địa hình cao hơn, khí hậu mát mẻ, lượng mưa trong năm nhiều hơn.

- Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực: Tổng dân số của các xã là 11.078 hộ với 44.950 nhân khẩu, trong đó hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số với 7.901 hộ/32.899 nhân khẩu (chiếm 73.2% dân số của toàn huyện); chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên và một số đồng

bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh Miền núi phía Bắc đến sinh sống như: Tày, Nùng, Dao. Mường, Thái, Hoa và H’Mông tạo nên cộng đồng với trên 20 thành phần dân tộc chung sống, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển.

Đặc điểm sinh sống của dân cư trong xã sống theo cộng đồng thành các cụm dân cư rõ ràng (đa số là người dân bản địa). Ngoài ra, các hộ khác sống rải rác (đa số là các hộ di cư từ nơi khác đến họ thường sống gần đường, gần nơi sản xuất).

Nguồn nhân lực: nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm 63,6%; trong đó: lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ 85%, lao động trong công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 0,5%, lao động thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 14,5% tổng số lao động của xã.

- Đặc điểm dân tộc, tôn giáo:

Dân tộc: Hiện nay trên địa bàn các xã có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư trong xã chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm 57%. Trong đó: Dân tộc Kinh (chiếm 43 %), Dân tộc K’Ho (chiếm 21,2 %), Dân tộc Cil (chiếm 20,2 %), Dân tộc Nùng (chiếm 1 %), Dân tộc Tày (chiếm 0,6 %), Dân tộc Thái (chiếm 0,22 %), Dân tộc Hoa (chiếm 0,13 %), Dân tộc Châu Mạ (chiếm 3,1 %), Dân tộc Dao-Mãn-Miên (chiếm 9 %).

Tôn giáo: Cộng đồng dân tộc tại các xã trên địa bàn huyện sinh hoạt tín ngưỡng theo 04 nhóm tôn giáo với 34.492 tín đồ/21 chức sắc; trong đó: Đạo Thiên chúa giáo có 19.885 tín đồ/07 chức sắc với 02 nhà thờ và 04 giáo điểm công giáo; Đạo Phật giáo có 1.639 phật tử/02 chức sắc, với 02 chùa thờ tự; Đạo Tin Lành có 12.905 Tín hữu/12 chức sắc với 01 cơ sở thờ tự và Đạo Cao Đài là có 63 tín đồ. Hầu hết các Tín ngưỡng trên địa bàn huyện sinh hoạt chấp hàng theo đúng pháp luật, hoạt động đúng theo khuôn khổ, nề nếp và thực

hiện theo phương châm tốt đời đẹp đạo. Các tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật, chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.1.2.Đặc điểm về Kinh tế - xã hội

Kết quả qua 05 năm (2011 – 2015) đầu tư phát triển diện mạo các xã vùng dân tộc thiểu số của huyện đã có nhiều thay đổi; đời sống về vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện nâng cao, nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 7,5% trong đó tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 11% (theo chuẩn nghèo cũ). Tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội luôn được ổn định và giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hiệu quả, tích cực đã đạt được, nhìn chung tình hình phát triển các xã vùng dân tộc thiểu số của huyện vẫn còn chậm; nhiều vấn đề bức xúc về nước sinh hoạt, đất sản xuất, tình trạng dân di cư tụ do vẫn chưa được đảm bảo và giải quyết dứt điểm; tỷ lệ hộ nghèo sau khi rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều còn cao, chiếm 37,11% trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ cao.

+ Đặc điểm về kinh tế: Do các xã trên địa bàn huyện Đam Rông mới được chia tách từ các huyện như Lâm Hà, Lạc Dương để sát nhập thành huyện mới Đam Rông cuối năm 2014. Xuất phát điểm về kinh tế lạc hậu, thấp kém. 8/8 xã là thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp theo lối độc canh truyền thống, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt là hộ nghèo người dân tộc thiểu số. Vì vậy việc xác định chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các xã. Bằng việc lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn các xã và nguồn vốn

vay tín dụng, áp dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học- kỹ thuật, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng địa phương sang trồng các loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao, đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất của người dân trên địa bàn các xã tính đến cuối năm 2015 đạt 28,5 triệu đồng/ người/ năm, tăng 2,85 lần so với năm 2010. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Cuối năm 2015 có 5/8 xã đạt tiêu chí thu nhập (Đạ R’Sal; Ro Men; Liêng Srônh; Phi Liêng; Đạ K’Nàng).

Trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp 16.627ha, chiếm 19,15% diện tích tự nhiên. Cây trồng chủ yếu là độc canh gắn với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng như: khu vực ba xã Đầm Ròn chủ yếu trồng điều, lúa nương; khu vực Đạ R’San chủ yếu trồng cây ăn quả như sầu riêng, cam, quýt; khu vực Đạ K’ Nàng, Phi Liêng chủ yếu trồng cà phê, và đang phát triển các cây rau màu khác như cây mác ca; cây ăn quả là, dâu tằm, tre lấy măng, hồ tiêu, gừng, rau...

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi chủ yếu theo cách truyền thống đó là chăn thả tự nhiên. Tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm duy trì tương đối ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện thường xuyên nên không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đến nay, đàn trâu, bò có 2.547 con; đàn heo 8.713 con; đàn dê 850 con; tổng đàn gia cầm 138 nghìn con.

Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 66.909 ha, chiếm 77,1% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng các xã 38.246,36ha/2.640 hộ nhận khoán với mức hỗ trợ 400.000đ/ha/năm, góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để người dân tập trung sản xuất, có thu nhập ổn định từ nghề

Về Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ: Trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trên địa bàn các xã có 232 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Chủ yếu là các cơ sở hàn xì, nhôm kính, lò sấy…, 1.986 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, 135 hộ kinh doanh giao thông vận tải vừa và nhỏ.

+ Thu chi, ngân sách Nhà nước trên địa bàn các xã: Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 thực hiện được 230.738 triệu đồng, tăng 242% so với kế hoạch nghị quyết (95.186 triệu đồng).

Chi ngân sách được chú trọng cân đối, đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy chính trị, các sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Trong 5 năm, tổng chi ngân sách địa phương 1.467.169 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 21%, chi thường xuyên chiếm 79%.

+ Đặc điểm về văn hóa – xã hội:

Về văn hóa: Văn hóa- xã hội tại các xã có sự khác biệt do sự khác biệt về dân tộc như dân tộc Cil, K’ Ho, Mạ, Giao, Mông, Kinh…, tuy nhiên người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống như văn hóa mẫu hệ, văn hóa tảo hôn, văn hóa kết hôn cận huyết thống, văn hóa thách cưới, văn hóa ma chay đã phần nào ảnh hưởng lớn đến công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông.

Hàng năm, các xã đều tổ chức triển khai tuyên truyền thực hiện tốt phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống văn hóa an toàn, tiết kiệm trong việc cưới hỏi, ma chay. Đến nay, các xã 7/8 được công nhận là xã đạt chuẩn văn hoá, có 85% cơ quan, đơn vị xã đạt

danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá các xã 71%.

Giáo dục: Các hoạt động thi đua được tổ chức thường xuyên trong những năm học, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Chú trọng công tác duy trì phổ cập giáo dục, từng bước trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nâng cao năng lực, chất lượng của giáo viên và học sinh, tiến tới việc xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia. Kết quả năm học 2015-2016, tỷ lệ học sinh mẫu giáo từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 78%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp (5-14 tuổi) đạt 99,4%; tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đến lớp đạt 99,4%; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98,7%; tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 36,7%.

Y tế: Trạm y tế các xã có đủ số lượng y, bác sĩ, giường bệnh, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân. Hàng năm, triển khai thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống dịch bệnh. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 65%.

Chính sách - xã hội: Thực hiện việc chi trả chính sách xã hội thường xuyên, kịp thời. Hàng năm, vào các ngày lễ tết phát động tổ chức tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam; tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công, thờ cúng liệt sỹ, các điểm nhóm tôn giáo; tặng quà cho người có uy tín, trẻ em mồ côi, tàn tật...

Về lao động, việc làm: Số người trong độ tuổi lao động đến năm 2015 là 23.500 người, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm trên 80%. Với nguồn lực lao động dồi dào, phần lớn là lao động nông thôn chưa có tay nghề chiếm trên 85% lao động các xã. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức.

Rập, Nhật, Đài Loan. Công tác xuất khẩu lao động đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định, tăng đầu tư sản xuất, đã có nhiều hộ gia đình trở thành gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, vươn lên thoát nghèo của xã.

2.2. Hoạt động triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật

- Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về xóa đói giảm nghèo:

Căn cứ quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đọan 2011-2015;

Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/09/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà sóat hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm;

Công văn hướng dẫn số 24/SLĐTBXH-BT ngày 20/10/2012 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm;

Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyêt số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ “Xây dựng, trình ban hành Đề án tổng thể đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản”;

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Công văn hướng dẫn số 4789/LĐTBXH-VPQGGN ngày 23/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 39)