Phương hướng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 78 - 90)

cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

3.1.1. Phương hướng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của địa phương, lấy chất lượng, hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. Quản lý Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu.

Phát triển kinh tế - xã hội tại các xã gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ hữu cơ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đam Rông. Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Khơi dậy tính tự giác, tích cực của hộ nghèo, huy động các nguồn lực tại địa phương cùng với chính quyền thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả.

Đầu tư giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu coi phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo động lực để phát triển địa phương.

- Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao

kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ, hộ là người đồng bào tại chỗ.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên địa bàn.

- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, bảo trợ xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non. Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo, sinh viên người dân tộc thiểu số.

Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn, khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”. Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội. Xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo hộ nghèo.

Thực hiện theo luật bảo hiểm y tế nhưng cần có giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ đối những hộ dân nông thôn hiện nay chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Người già không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 85 tuổi trở xuống 80 tuổi trong giai đoạn 2011- 2015 và xuống 75 tuổi cho giai đoạn 2016 - 2020.

Bổ sung nhóm đối tượng là nghèo kinh niên. Điều chỉnh mức chuẩn để tính mức trợ giúp xã hội bằng 40% mức sống tối thiểu.

Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trạm y tế.

- Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo tại các thôn, buôn để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cho giai đoạn 2011-2020. Tập trung các giải pháp đảm bảo chỗ ở ổn định cho dân cư các thôn khó khăn, nơi bị tác động bởi thiên tai lũ, sạt lở.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg về kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư. Tập trung vào các giải pháp gắn với đặc thù của từng thôn, buôn. Di dân và hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của dân cư khỏi những vùng thường xuyên bị thiên tai lũ, sạt lở, hẻo lánh.

- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân

tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020 theo nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

- Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người được hưởng các chính sách ưu tiên sau:

Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân: Cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới. Điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm. Hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo không phải là người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Quyết định 167/2008/QĐ- TTg ngày về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn.

Thực hiện chính sách ưu tiên lãi suất cho vay đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo và cận nghèo, tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách- Xã hội giai đoạn 2011-2020;

Triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 852/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mức lãi suất cho vay hiện nay được áp dụng cho các đối tượng như sau: Đối với hộ nghèo là 6,6%/năm; Lãi suất cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ, hiện nay là 3,3%/năm.

Hộ nghèo, người nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo;

Đề xuất mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số;

Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số khi đậu và học tại các trường đại học;

Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;

Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn thôn, buôn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).

Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo:

Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo mười chín tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa….

Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở các thôn hẻo lánh đặc biệt khó khăn.

Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp, xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn.

Tận dụng các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác để tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo

- Nhóm các dự án việc làm:

+ Nhóm các dự án việc làm chung: Mở rộng đối tượng được hỗ trợ đi làm việc ở có thời hạn ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg đến các xã vùng khó khăn. Mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi để đi xuất khẩu lao động theo nghị định 78/2002/NĐ-CP cho lao động thuộc hộ nông nghiệp có mức thu nhập từ trung bình trở xuống.

+ Nhóm các dự án việc làm cho các xã nghèo ngoài chương trình 135: Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm

- Nhóm các chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đối với các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng:

+ Chương trình 30a: Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn

Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

Hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao;

Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn các xã;

Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn các xã;

Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

Hoàn thiện hệ thống các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.

+ Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn:

Hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

Hỗ trợ khai hoang, phục hóa những diện tích đất sình, đất ven rừng không nằm trong vùng đệm;

Hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao;

Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công bao gồm: bổ sung và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ tín dụng, thông tin thị trường, xây dựng các mô hình khuyến nông, lâm, ngư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

Hỗ trợ vác xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm;

Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, trồng cỏ, cải tạo diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản;

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư liên kết với hộ nghèo, cận nghèo trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa kết nối người nghèo với thị trường;

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy đặc sản trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; thông tin thị trường cho người dân được cập nhật thường xuyên;

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, liên kết với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng;

ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng xã, thôn, buôn;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Chương trình hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Hỗ trợ người nghèo học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

Hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 78 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)