Mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 95)

địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, thực hiện tốt chương trình 135 đầu tư tại các thôn đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng nông thôn mới và bám sát chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của

huyện, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các xã nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra.

- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; từng bước hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường theo hướng đa chiều, phù hợp với xu hướng chung của quốc tế.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chuyển biến một cách mạnh mẽ; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo và đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của xã. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều

(y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), làm giảm số hộ nghèo bình quân cả nước từ 1,3 đến 1,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, trong đó số hộ nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông giảm bình quân 4%/năm góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo các xã còn dưới 3, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã giảm xuống còn dưới 35% và không có hộ nghèo bị thiếu đói triền miên. Phấn đấu 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin; giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47 đến 50%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 33 đến 35%;

Thu ngân sách các xã tăng bình quân hàng năm từ 14 đến 15%; thu thuế, phí bình quân hàng năm tăng lên 14 đến 15%;

Có 40% trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, các xã có trên 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;

Có trên 93% hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, có trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia;

Có 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 12,5%; tỷ lệ bảo hiểm toàn dân đạt trên 92%;

Giảm tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%;

Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân từ 5 đến 6%/ năm theo chuẩn nghèo mới;

Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,41%; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,11 phần nghìn;

Có 90% thôn, bản, xã đạt danh hiệu văn hóa, có 77% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, trên 90% số hộ đạt gia đình văn hóa;

Đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị; trên 80% cán bộ lãnh đạo cấp xã có trình độ đại học; tăng cơ cấu tỷ lệ cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số;

100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, xóa nhà tạm bợ, dột nát và được thụ hưởng tất cả các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước theo quy định;

100% hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi;

Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm cho 1.000 đến 1.500 lao động trở lên, nâng tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo tay nghề, tập huấn đạt 100% vào năm 2020;

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, bảo đảm phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân;

Hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng mới và sửa chữ, nâng cấp nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg, Ngày 10/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Giảm một nửa tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo so với năm 2016 (năm 2016, tỉ lệ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản trong hộ nghèo tại các xã như sau: 13,95% thiếu tài sản tiếp cận thông tin (ti vi, radio, máy tính), 12,15% chưa sử dụng dịch vụ viễn thông (điện thoại, Internet), 51,22% hộ chưa có hố xí hợp vệ sinh, 24,96% chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 41,26% có diện tích nhà ở dưới 8m2 / người, 39,36% nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ, 8,44% có trẻ em 5 – 15 tuổi bỏ học hoặc không đi học, 35,42% có thành viên từ 15 – 30 tuổi không tốt nghiệp phổ thông cơ sở và hiện không đi học, 5,8% có người bị ốm đau trong năm nhưng không đi khám chữa bệnh, 40,09% có người trên 6 tuổi chưa có bảo hiểm y tế);

Không còn hộ chính sách người có công là hộ nghèo; Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo các xã trên địa bàn huyện Đam Rông đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015, riêng hộ nghèo ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần. Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/ năm; mỗi năm có ít nhất 20% hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo;

Hỗ trợ đào tạo cho 1,5% hộ có người trong độ tuổi lao động thuộc hỗ nghèo, cận nghèo đi xuất khẩu lao động;

Phấn đấu 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được huấn luyện, tập huấn các kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch có sự tham gia; và xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo;

100% các xã có cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin truyền thông về giảm nghèo;

Phấn đấu đạt 95% các hộ dân thuộc các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình; sách, ấn phẩm truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 95)