lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
- Điều tra, khảo sát tình trạng hộ nghèo, lập danh sách, phân loại đối tượng và nguyên nhân hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn các xã: Quy trình xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo qua điều tra, rà soát hàng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 2, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện qua 9 bước như sau:
Bước 1. Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án khảo sát Xây dựng kế hoạch, kinh phí tổ chức điều tra, rà soát.
Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cấp xã. Tổ chức lực lượng điều tra viên bao gồm cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, trưởng thôn, cán bộ các đoàn thể…
Bước 2. Tuyên truyền
Ban chỉ đạo cấp xã cần tuyên truyền, giải thích cho cho mọi người dân ở thôn được điều tra hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phương thức tuyên truyền: Hội nghị cán bộ xã; họp Ban nhân dân thôn mở rộng; hệ thống phát thanh xã, thôn, bản; bản niêm yết tại địa điểm công cộng xã, thôn, bản.
Bước 3. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo của năm trước có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo thì các điều tra viên phối hợp với cán bộ giảm nghèo xã, trưởng thôn lập danh sách để tổ chức rà soát theo phiếu.
Đối với các hộ gia đình không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo của năm trước mà có khả năng nghèo, cận nghèo thì các điều tra viên phối hợp với cán bộ giảm nghèo xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ cần rà soát, đồng thời sử dụng phiếu để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị điều tra, khảo sát.
Trường hợp các hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị thì cán bộ giảm nghèo xã, điều tra viên, trưởng thôn chủ động phát hiện đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.
Bước 4. Tổ chức rà soát, lập danh sách, phân loại hộ gia đình
Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã phát phiếu điều tra cho các điều tra viên tổ chức điều tra những hộ trong danh sách cần điều tra.
Các điều tra viên phải xem xét kỹ phiếu khảo sát để có cách hỏi, cách ghi chép cho đúng với thực trạng của hộ gia đình trên địa bàn phụ trách.
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo phiếu, qua rà soát tổng hợp, phân loại kết quả (danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát; danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo qua rà soát).
Bước 4. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), bí thư chi
bộ, Ban công tác Mặt trận thôn, chi hội trưởng các chi hội và đại diện các hộ dân trong thôn được nhân dân tin tưởng cử làm đại diện hoặc toàn thể nhân dân tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp nhằm lấy ý kiến người dân qua quá trình rà soát để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản ( theo mẫu), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện các hộ dân).
Bước 6. Niêm yết danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo
Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
Bước 7. Tổng hợp báo cáo kết quả, xin ý kiến thẩm định
Ủy ban Nhân dân các xã tổng hợp báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn gửi về Ủy ban Nhân dân huyện (thông qua phòng Lao động - thương binh và Xã hội) để có ý kiến thẩm định trước khi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện ban hành Quyết định công nhận kết quả điều tra, khảo sát của các xã.
Bước 8. Công bố danh sách hộ nghèo, cận nghèo
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã căn cứ kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo và că cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện công nhận kết quả điều tra, khảo sát của các xã để ký, cấp giấy chứng
tác quản lý và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo chưng trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ.
Ban giảm nghèo xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã để thường xuyên cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã.
Bước 9. Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo
Ủy ban Nhân dân các xã báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo về Ủy ban nhân dân huyện theo các phụ lục quy định.
- Lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của xã:
+ Tiêu chuẩn kết cấu hạ tầng thiết yếu ở xã:
Có đường cấp phối xe bốn bánh đi được đến trung tâm xã trong cả năm (đường dân sinh);
Có trường tiểu học xã, có đủ số phòng học, nhà xây cấp bốn kiên cố; Có trạm y tế từ cấp bốn trở lên;
Có hệ thống thủy lợi nhỏ (kể cả nhóm hộ) đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất;
Có hệ thống nước sạch (giếng, bể chứa nước, nước tự chảy...) đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn;
Có nguồn điện phục vụ sinh hoạt (thông qua các nguồn: trạm điện hạ thế, thủy điện, điện năng lượng mặt trời...);
Chợ trung tâm xã hoặc trung tâm cụm xã được xây dựng theo tiêu chuẩn chợ nông thôn (cột bê tông, vì kèo sắt, tấm lợp hoặc tôn...).
+ Xác định thực trạng kết cấu hạ tầng của xã:
Xã đã có đường giao thông đến trung tâm xã chưa? Có (đủ cầu, cống đi lại quanh năm); chưa có; có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại quanh năm; có cần phải sửa chữa;
Trường tiểu học của xã (đã được xây dựng chưa? Xây dựng rồi thì có đủ phòng học theo tiêu chuẩn không? Còn thiếu bao nhiêu phòng ?);
Trạm y tế xã (chưa có; có; hoặc có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn);
Nước sinh hoạt (bao nhiêu hộ có nước sinh hoạt, bao nhiêu hộ còn thiếu);
Thủy lợi nhỏ (Hiện đã có bao nhiêu công trình, diện tích đã được chủ động tưới tiêu là bao nhiêu?);
Điện sinh hoạt: Đã có bao nhiêu hộ đã có điện sử dụng, các nguồn điện hiện có (trạm điện, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời...);
Xã đã được xây dựng chợ chưa?;
+ Lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã:
Những công trình kết cấu hạ tầng cần phải xây dựng ở đâu: địa điểm cụ thể, ở thôn nào ? bản nào ?;
Quy mô công trình ?;
Tính toàn số vốn cần thiết để xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó chia cụ thể: vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ, vốn huy động Nhân dân trong xã;
Sắp xếp các công trình cần đầu tư xây dựng theo thứ tự ưu tiên hàng năm (công trình nào xây dựng trước, công trình nào xây dựng sau).
- Xây dựng chương trình xóa đói giảm và giải quyết việc làm của xã:
Cơ sở để xây dựng; căn cứ chủ trương của Đảng và Chính phủ về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm;
Nghị quyết và chương trình của tỉnh, huyện về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm;
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã;
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn xây dựng;
Nội dung, chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm của xã.
Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của xã giai đoạn 2010 – 2017 để xây dựng phương hướng 2017 – 2020.
- Xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm hàng năm:
Xác định mục tiêu trong năm.
Phấn đấu giảm bao nhiêu hộ nghèo, cụ thể từng thôn, xóm, buôn; Xây dựng công trình hạ tầng gì trong năm theo kế hoạch;
Giải pháp thực hiện; để giảm hộ nghèo cần:
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu đất sản xuất.
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xuất khẩu lao động, học nghề và giải quyết việc làm.
Hỗ hộ nghèo, hộ cận nghèo trợ cây, con giống, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, trang thiết bị vật tư nông, lâm, ngư nghiệp.
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tập huấn khoa học kỹ thuật cây trồng, vật nuôi.
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hướng dẫn kiến thức sản xuất, chi tiêu trong gia đình.
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở.
Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các thông tin truyền thông Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo cần vay vốn tín dụng ưu đãi. Hỗ trợ hộ n nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hỗ trợ học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo trong học tập.
Đối với xây dựng kết cấu hạ tầng: Tổ chức thực hiện các công trình đường, điện, thủy lợi đưa vào sử dụng.
Chính quyền xã tham gia quản lý các công trình đường, điện, thủy lợi sau khi đưa vào sử dụng.
Huy động Nhân dân tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất…
- Tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư:
Cử thành viên tham gia Ban quản lý công trình hạ tầng ở xã; Thành lập Ban giám sát thi công công trình;
Huy động sự tham gia của người dân bằng các hình thức góp công sức, kinh phí, tham gia xây dựng công trình;
Tiếp nhận công trình sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng, duy trì bảo dưỡng.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn xã;
Tổ chức việc hình thành xây dựng các tổ, nhóm tương trợ, giúp nhau làm ăn, vay vốn xóa đói giảm nghèo; xác nhận, tín chấp với Ngân hàng chính sách ở địa phương cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất;
Tổ chức thực hiện lồng ghép các hoạt động khác với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm;
Xây dựng và nhân rộng mô hình thành đạt trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm (chú trọng mô hình cấp hộ, nhóm hộ và thôn, bản). Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ giàu với hộ nghèo để họ học tập, giúp đỡ lẫn nhau làm ăn có hiệu quả;
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện tổ chức hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo;
Lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; đề nghị miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác..., hỗ trợ học sinh hộ nghèo đi
- Kiểm tra giám sát, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm: Trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thì việc kiểm tra giám sát trên địa bàn xã là rất cần thiết. Việc kiểm tra không chỉ phát hiện ra những sai phạm trong quá trình thực hiện mà quan trọng hơn là tìm ra những điểm chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh và những gương điển hình, cách làm hay để có thể nhân rộng. Vì vậy, Chủ tịch UBND xã cần chú ý kiểm tra hoạt động xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn xã.
Để việc kiểm tra có hiệu quả, Chủ tịch UBND xã có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra qua báo cáo, kiểm tra trực tiếp các hộ thuộc diện chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình tạo việc làm.
Ngoài ra Chủ tịch UBND cũng cần kiểm tra tài chính đảm bảo thu chi đúng chế độ. Các thu chi liên quan đến quỹ xóa đói giảm nghèo cần được công khai để dân có thể kiểm tra và theo dõi.
Cùng với việc kiểm tra, giám sát thì nội dung theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả sẽ giúp cho UBND xã có được diễn biến tình trạng nghèo đói trên địa bàn xã, xem xét kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra để Chính quyền có những quyết định, giải pháp cho phù hợp đối với từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Theo dõi, lập danh sách, báo cáo kết quả: Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã theo dõi, lập danh sách, báo cáo kết quả các hộ thoát nghèo, các hộ cận nghèo, các hộ trung bình bị trượt xuống ngưỡng nghèo, làm thủ tục đề nghị Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện công nhận bổ sung danh sách hàng năm, quý, tháng.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo: Sau hàng năm rà
soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo thoát nghèo, hộ cận nghèo thoát cận nghèo, Ban xóa đói giảm nghèo xã cần theo dõi tổng kết tình hình hàng năm để đề xuất Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã khen thưởng tập thể, cá nhân ở xã, thôn, bản có thành tích xuất sắc trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Ủy ban Nhân dân các xã căn cứ vào hướng dẫn số 417/HD- BTĐKT, ngày 18/4/2013 của Ban thi đua khen thưởng Trung ương hướng dẫn khen thưởng đối với các xã, thôn, hộ gia đình có thành tích giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thuộc huyện nghèo của cả nước, vì vậy phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. Quản lý Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, thực hiện tốt chương trình 135 đầu tư tại các thôn đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng nông thôn mới và bám sát chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện.
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chuyển biến một cách mạnh mẽ; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo và đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện.
Để đạt được hiệu quả Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, cần có sự nhìn nhận thẳng vào những vấn đề còn hạn chế để khắc phục triệt để và điều
cho đến việc đánh giá, kiểm tra thực hiện chính sách về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, chương trình 135, và các chương trình khác.
KẾT LUẬN
Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã, là vấn đề quản lý Nhà nước về xã hội ở mọi lúc, mọi nơi. Vấn đề này Đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chú trọng, nó có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công