Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km về phía Tây Nam; có chung đường biên giới với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định) và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi; là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Ba Tơ - quê hương có nhiều dấu ấn được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945); nơi ra đời Đội Du kích Ba Tơ (một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng); nơi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là vùng An toàn khu (ATK) của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; là một trong hai huyện ở miền Nam được giải phóng sớm nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1972); được Chủ tịch nước phong tặng 02 lần danh hiệu anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới).
Toàn huyện có 20 xã, thị trấn (trong đó, có 08 xã, thị trấn thuộc khu vực II, với 20 thôn, tổ dân phố thuộc vùng đặt biệt khó khăn và 12 xã thuộc khu vực III); tổng diện tích tự nhiên 113.669,52 ha chiếm 22,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Dân số toàn huyện có đến 31/12/2014 là 55.662 người (trong đó: Dân tộc Hre: 46.492 người, chiếm 83,53 %; dân tộc Kinh: 9.072 người, chiếm 16,29 %; dân tộc khác 98 người, chiếm 0,18%).[21, tr.1-3]
Về địa hình: Ba Tơ có đặc điểm chung của vùng miền núi ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 300 m – 1.800 m so với mặt nước biển. Có nhiều núi hiểm trở, mật độ sông suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh, phần lớn địa hình là rừng núi ít bằng phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên do mật độ sông suối cao nên đã hình thành những triền đất ven sông có địa hình tương đối bằng phẳng.
Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 180 C.
Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện nhà
2.1.1.1. Lĩnh vực kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị sản xuất ước đạt 532,51 tỷ đồng, giảm 2,41% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 331,31 tỷ đồng, giảm 7,4%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 121,9 tỷ đồng, tăng 8,7%; thương mại, dịch vụ đạt 79,3 tỷ đồng, tăng 4,74% so với cùng kỳ 2015.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, giữ chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hiện nay có 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tăng 2 xã so với năm 2015. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội. Tổ chức giao nhận quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu trên giao; mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an toàn trật tự trên địa bàn, nhất là các ngày lễ, tết và tổ chức các sự kiện trọng đại trong năm. [21, tr.2-3]
2.1.1.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội
Về giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng cho giáo viên. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tăng cường đẩy mạnh, đã hoàn thành hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra Trường Tiểu học thị trấn Ba Tơ đạt chuẩn quốc gia, dự kiến đến cuối năm đạt chuẩn thêm 2 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 8 trường. Tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học sơ sở. Năm 2016, có thêm 02 xã đạt chuẩn PCMN cho trẻ em 5 tuổi, nâng số đạt chuẩn PCMN lên 20/20 xã, đạt 100% và tiếp tục giữ chuẩn.
Đã hoàn thành tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2016 trên địa bàn với tổng số học sinh dự thi là 684/684 học sinh, kết quả thi đạt 675/684 học sinh (đạt 98,68%), giảm 0.52% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh năm 2016-2017 đã được tổ chức, kết quả tỷ lệ học sinh ra lớp ở các cấp; Mầm non đạt 96,11% giảm 3,54% so với KH huyện giao; TH đạt 98,87 giảm 1,13% so với KH huyện giao, THCS đạt 97,27% KH, tăng 0.43% so với KH huyện giao, THPT đạt 100% bằng so với KH huyện giao.
Văn hóa và thông tin: Phong trào toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống văn hóa ngày một phát triển và đi vào chiều sâu chất lượng, năm 2016 có 71,89% hộ gia đình (giảm 11,11% kế hoạch); 75,23% thôn, tổ dân phố (giảm
5,77% kế hoạch), có 140/147 (chiếm 95,2%, giảm 1,8% kế hoạch) cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa.
Truyền thanh - Phát lại truyền hình: 365 chương trình thời sự phát thanh (104 chương trình tiếng Hrê) phát trên hệ thống truyền thanh huyện và các xã, thị trấn; cộng tác trên 410 tin, bài, ảnh với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Ngãi, Trang thông tin điện tử huyện, Bản tin dân tộc miền núi của Tỉnh ủy.
Công tác lao động, thương binh và xã hội: Công tác giảm nghèo được triển hai đồng bộ tại các địa phương, trong năm đã giảm 1.108 hộ nghèo nhưng tái nghèo 99 hộ và phát sinh mới 326 nên tổng số hộ nghèo trong năm chỉ giảm 683 hộ, đạt 73% kế hoạch, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn 28,17%, giảm 4,7% so với năm 2014 (Nghị quyết đề ra giảm từ 5-6%); hộ cận nghèo còn 2.096 hộ, tỷ lệ 13,66%. [21, tr.4-5]