- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội hoá chăm sóc người có công.
- Tiếp tục ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, thị trấn tránh sự chồng chéo bất hợp lý trong việc chăm sóc đời sống người có công.
- Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐ-TB & XH trong quá trình thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước.
- Luôn luôn đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn để đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện các phong trào chăm sóc và đồng thời cũng đẩy mạnh các chương trình chăm lo đời sống người có công trên địa bàn huyện. Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng .
- Coi trọng việc huy động nguồn lực từ địa phương là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước.
- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác Lao động-TB&XH của phòng và xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn cần có các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác xã hội đặc biệt trong việc chăm sóc người có công.
- Phòng Lao động-TB&XH huyện Ba Tơ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như:
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát việc xác nhận người có công, kiến nghị xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh;
+ Triển khai điều dưỡng cho người có công của huyện đi điều dưỡng tại các trung tâm nuôi dưỡng người có công của tỉnh và điều dưỡng tại nhà.
+ Tiếp tục duy trì công tác tuyền truyền, vận động bằng nhiều hình thức thường xuyên sâu rộng trong nhân dân về việc chăm sóc người có công.
+ Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hoá công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.
+ Tổ chức thêm nhiều mô hình chăm sóc khác từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các đoàn thể, cá nhân trong huyện khi đó nguồn lực trong cộng đồng sẽ phát huy hết tác dụng vào việc chăm sóc đời sống người có công.
+ Phát triển mạnh việc xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tất cả các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện, khuyến khích tạo điều kiện để các gia đình chính sách có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ mới. Ưu đãi hỗ trợ về vốn, giống, đất đai, thuế đồng bộ và phù hợp cho các đối tượng người có công để họ và gia đình thuận lợi trong việc làm ăn, sản xuất, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, tập trung xây dựng quê hương đất nước.