2.4.2.1. Hạn chế
Kết quả thực hiện chính sách Người có công với Cách mạng trên địa bàn huyện Ba Tơ đã phản ánh khá rõ nét trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước và cả xã hội đối với Người có công với Cách mạng đặc biệt là từ năm 1995 khi thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động Cách mạng, Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, Thương binh, bệnh binh, Người hoạt động kháng chiến, Người có công giúp đỡ Cách mạng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì đối tượng được tăng lên, đời sống vật chất, tinh thần của Người có công với Cách mạng và gia đình họ được cải thiện.
Tuy nhiên Bên cạnh những kết qủa đạt được trong quá trình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công thì không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế đó là: Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở chưa thường xuyên, chưa đặt ra được nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm thực hiện một cách chung chung, ồ ạt khiến cho hiệu quả công việc chưa cao. Trong quá trình tổ chức thực hiện còn lỏng lẻo, vẫn còn xảy ra nhầm lẫn…gây bất bình cho đối tượng.
Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân trong huyện chưa được chặt chẽ…nên còn xảy ra trường hợp hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả.
Một số ban đại diện chi trả ở địa phương tiến hành chi trả tài chính còn chậm gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các đối tượng mà cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản trợ cấp. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công, những người thuộc diện được chăm sóc sức khoẻ còn rất nhiều khó khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao đời sống của người có công.
Các đối tượng là thương bệnh binh nặng, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật do hậu quả của chiến tranh để lại…còn chưa có điều kiện nuôi dưỡng tập trung, chưa có các trung tâm bảo bảo trợ xã hội.
Vấn đề hỗ trợ cho đối tượng là người có công, cho các gia đình chính sách chưa thật được chú trọng. Một số đối tượng người có công có sức khoẻ lao động muốn lao động nhưng lại không có việc làm. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người có công.
Vẫn còn một bộ phận nhỏ đối tượng chính sách xuất hiện tư tưởng ỷ lại, muốn duy trì và tranh thử các chế độ ưu đãi của nhà nước, tính tự lực chưa cao.
Tổ chức bộ máy cán bộ, công chức làm công tác chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế, nhiều hạn chế, bất cập như: số lượng cán bộ làm công tác chính sách còn thiếu về số lượng và thiếu về chuyên môn; một số chưa có kinh nghiệm, thiếu tâm huyết; không có chức danh này ở cấp xã, một người công chức văn hoá - xã hội ở cấp xã phải kiêm nhiệm quá nhiều việc trong khi đó các chính sách đối với người có công ngày càng được mở rộng, sửa đổi, bổ sung thường xuyên nên công việc phải giải quyết ngày càng nhiều và yêu cầu về chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với các ban nghành khác còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và chưa đồng bộ nên việc thực hiện giải quyết các chính sách, chế độ cho đối tượng chính sách còn chậm, ảnh hưởng đến
việc thực hiện các chế độ cho các đối tượng còn chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến người có công.
Những qui định về điều kiện, tiêu chuẩn để xác nhận Người có công với Cách mạng của Pháp lệnh và chế độ trợ cấp ưu đãi Người có công với Cách mạng còn nhiều hạn chế, bất cập chẳng hạn như: mặc dù qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nhưng quy định chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế từ năm 1995 đến nay không thay đổi, vẫn áp dụng mức trợ cấp 120.000 đồng/năm. Trong khi mức trợ cấp của đối tượng khác thì thường xuyên được thay đổi nâng lên; các quy định, hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện giám định thương tật, giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học...để công nhận được hưởng chế độ ưu đãi người có công còn một số vấn đề chưa thống nhất, chưa đủ cơ sở khoa học và chưa rõ ràng, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, bị tra tấn trong tù.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy định về chính sách người có công không thường xuyên, có lúc chưa kịp thời, hình thức tuyên truyền không sinh động, chưa sâu sát; cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi kịp thời
Việc bổ sung những quy định ưu đãi mới chưa kịp thời như đối với Thương binh, bệnh binh sống ở miền núi, rẻo cao thì vấn đề hỗ trợ các phương tiện dụng cụ chỉnh hình cho họ ra sao?, giải quyết các tục lệ về hôn nhân, về chôn cất đối với những đối tượng có công là người dân tộc, tổ chức việc cấp phát trợ cấp cho đối tượng ở các vùng sâu, vùng xa … Việc giải quyết chế độ ưu đãi đồng loạt, không chú ý đến những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở từng vùng, đôi khi làm nảy sinh bất hợp lý, thậm chí làm
mất cả ý nghĩa tích cực của chính chế độ ưu đãi. Những vướng mắc đó đòi hỏi Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
Chưa xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn xác định đối tượng của pháp luật ưu đãi Người có công với Cách mạng. Đây là vấn đề cơ bản mà xã hội ghi nhận để góp phần Đền ơn đáp nghĩa bằng vật chất và tinh thần cho họ và cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng các quy định, tiêu chuẩn xác nhận những đối tượng ưu đãi vẫn cần được xem xét một cách toàn diện.
Những năm qua, nhờ sự cố gắng của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, đời sống vật chất của các đối tượng có công đã phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, do chuyển đổi cơ chế, một số chế độ ưu tiên, ưu đãi đến nay cần được sửa đổi cho phù hợp như miễn giảm thuế trong sản xuất, cấp ruộng đất …, mặt khác, bản thân việc xây dựng các loại trợ cấp vẫn còn những tồn tại.
Việc triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở một số địa phương còn chậm, điều này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách, lợi dụng sự thiếu hiếu biết thông tin của người có công nên cán bộ chi trả ở địa phương đã giữ lại tiền chi trả trợ cấp, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, tiền hương khói liệt sĩ, làm ảnh hưởng đến chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Một số đối tượng không phải là đối tượng người có công với cách mạng đã lợi dụng chính sách để man khai hồ sơ hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Đối với cấp xã: Việc giải quyết các đối tượng chưa cụ thể, thiếu xót, việc hướng dẫn quy trình thủ tục hồ sơ đối với các đối tượng chưa chu đáo vẫn còn hồ sơ chưa đủ tính pháp lý.
Đối với cấp huyện: Việc kiểm tra, đôn đốc, động viên kịp thời công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công còn ít trong các ban chỉ đạo. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc xét duyệt hồ sơ và chi trả phụ cấp cho đối tượng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi chính sách người có công và các văn bản pháp luật người có công với cách mạng chưa được tổ chức lấy ý kiến, góp
ý rộng rãi trong nhân dân và trong đối tượng chính sách, nên một số quy định còn mang tính áp đặt của chủ thể ban hành, một số quy định chưa thỏa mãn mong muốn của các đối tượng chính sách.
Do điều kiện chiến tranh, đa số đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn hạn chế nên việc lưu giữ giấy tờ gốc, tìm kiếm người xác minh, người làm chứng theo quy định gặp nhiều trở ngại vì thế trong một số trường hợp việc xác định đối tượng là người có công còn khó khăn. Bên cạnh đó, phần lớn người có công độ tuổi đã cao, nhu cầu chăm sóc tăng lên, cần phải điều chỉnh chính sách, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế.
Ba Tơ là huyện miền núi nghèo, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế khó khăn, địa bàn phức tạp nên việc tiếp cận các chính sách, các thông tin còn gặp nhiều khó khăn; một số đối tượng chính sách lại già yếu, không biết chữ, không đi lại được cũng gây không ít khó khăn trong việc thực hiện chính sách.
* Nguyên nhân chủ quan
Do nguồn kinh phí đầu tư cho chế độ chính sách người có công còn hạn hẹp. Đây là nguyên nhân kết quả nằm ngoài khả năng cuả cán bộ làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác này. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Tơ phải quyết tâm hơn nữa, duy trì việc chăm sóc nhằm nâng cao đời sống của người có công.
Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tuy đã được coi trọng song chưa thường xuyên và chưa sâu nhất là việc phổ biến, hướng dẫn tuyên truyền vận dụng đến từng ngưòi dân làm cho mọi nguời hiểu và thực hiện đúng chế
độ chính sách Nhà nước qui định. Các phong trào chăm sóc người có công chỉ thực hiện trên bề nổi, chưa có chiều sâu, chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối trong đông đảo quần chúng nhân dân, chưa phát huy hết vai trò của cộng đồng.
Số lượng văn bản hướng dẫn nhiều, nhưng không thống nhất; thậm chí một số nội dung hướng dẫn còn mẫu thuẫn, chồng chéo với nhau, gây khó khăn cho cấp dưới để thực hiện; một số quy định, điều kiện, thủ tục xét công nhận đối tượng chính sách người có công cách mạng còn cứng nhắc, chưa linh họat gây khó khăn cho cơ quan thực hiện và thiệt thòi cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Một số cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH ở xã, thị trấn nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách ưu đãi người có công; vai trò, trách nhiệm của mình, nên trong quá trình thực hiện hướng dẫn cho các đối tượng chính sách chưa đến nơi, đến chốn; còn lơ là trong công việc, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách, còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm…. Việc lồng ghép các chương trình chăm sóc
người có công với các chương trình khác chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo được dư luận mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Nhận thức của một số đối tượng chính sách còn hạn chế, nên khó khăn trong công tác kê khai, làm thủ tục, hoặc chế độ mà mình được hưởng, nên còn khiếu nại, khiếu kiện khiến cho cơ quan có thẩm quyền phải giải thích, trả lời nhiều lần. Một số đối tượng ít tham gia hội họp, không có thông tin, nên tiến hành kê khai, làm thủ tục trễ, kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện chính sách.
Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội vẫn chưa thấy hết được sự cần thiết trong việc thực hiện Đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống cho người có công nên chưa có thái độ ủng hộ nhiệt tình, còn có thái độ phó mặc do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Một số đối tượng còn có thái độ
ỷ lại vào chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, gây lên rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao đời sống cho người có công.
Đội ngũ cán bộ công chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội ở cấp huyện tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu công việc. Cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã, thị trấn đại đa số là kiêm nhiệm không có chuyên môn nghiệp vụ, còn một số ít là cán bộ chuyên trách nhưng không có chức danh, không được hưởng lương, không được đóng bảo hiểm xã hội mà chỉ hợp đồng hưởng phụ cấp và thuyên chuyển công tác khác nhiều do vậy không sâu chuỗi được các quy định …, nên khi triển khai công việc thường không được coi trọng, trong tình hình hiện nay đội ngũ cán bộ công chức ngành đặc biệt là cấp xã, cấp huyện cần có chuyên môn nghiệp vụ, cần có chế độ quan tâm đúng mức về năng lực chuyên môn, tạo điều kiện để cán bộ học tập nâng cao nghiệp vụ, được biên chế cán bộ chuyên trách và cần quan tâm đúng mức về đời sống vật chất, tinh thần để cán bộ yên tâm công tác. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng còn chậm, quy định thủ tục hồ sơ còn rườm rà, thời gian giải quyết còn lâu. Một số nội dung, đầu công việc trong giải quyết chính sách người có công không thể đưa vào quy trình thực hiện hồ sơ một cửa liên thông được, vì còn phải chờ ý kiến, kết quả của ngành cấp trên (Cục người có công, Bộ LĐ- TB&XH). Việc theo dõi, quản lý thông tin về đối tượng người có công chỉ thực hiện thủ công, đến nay chưa có phần mềm tin học quản lý ứng dụng rộng rãi, thống nhất vào công tác quản lý chung toàn ngành.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công chưa thường xuyên nhất là công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng giữa mức mới và mức cũ, việc báo cáo kịp thời các trường hợp đối
tượng người có công từ trần, qua đời...nên còn có xảy ra sai phạm. Cơ chế bảo đảm kiểm tra quá trình tổ chức hướng dẫn thủ tục, lập hồ sơ xác nhận đối tượng người có công chưa mạnh, có những trường hợp chậm trễ trong khâu tiếp nhận, xác nhận và chuyển hồ sơ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được ưu đãi.
Tiểu kết chương 2
Thực hiện việc chăm sóc đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề đạo lý truyền thống Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng tình cảm, quan hệ xã hội, có ý nghĩa lâu dài và cũng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế là cơ sở, điều kiện để thực hiện tốt các chính sách xã hội, trong đó có chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước.
Trong những năm qua Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã được xây dựng và thực hiện khá toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở