2.3.1.1 Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách người có công với cách
mạng áp dụng trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ hiện nay căn cứ vào thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTB&XH – BNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 của bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nuớc về Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương. Đồng thời căn cứ hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ vào biên chế của huyện trên cơ sở yêu cầu quản lý tốt Người có công với Cách mạng ở địa phương. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang thực hiện mô hình bộ máy hoạt động như sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG
Chuyên Chuyên viên
Chuyên Chuyên Chuyên Chuyên
viên phụ trách
viên kế viên viên phụ viênphụ
Bảo trợ công chức
toán. Xóa đói trách chính trách
xã hội cấp xã, thị giảm sách Người chính trấn, kiêm nghèo có công sách xã thủ quỹ kinh hội (Nguồn: http://www.batoquangngai.gov.vn/)
Biên chế quản lý Nhà nước của phòng là 9 công chức, trong đó 3 nam và 6 nữ.
- Trình độ chuyên môn :
+ Đại học: 8 người chiếm 90%.
+ Trung cấp: 1 người chiếm 10%.
- Lực lượng cán bộ trong biên chế được bố trí như sau. + Lãnh đạo có 03 người: 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động của lãnh đạo được phân công, phân nhiệm như sau: + Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, trước pháp luật về toàn bộ lĩnh vực công tác được giao, trong đó có lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Các phó trưởng phòng: Thực hiện chức năng giúp việc cho trưởng phòng, đồng thời được phân công trực tiếp phụ trách điều hành lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội.
- Chức năng hoạt động của các tham mưu giúp việc.
+ Mảng chính sách Người có công: Giúp lãnh đạo phòng tổ chức thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách Thương binh, bệnh binh, Liệt sĩ và Người có công với Cách mạng, thực hiện quản lý Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với Cách mạng trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
+ Mảng chính sách Xã hội: Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện về chính sách Bảo trợ Xã hội, Xoá đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội của huyện, giải quyết các khiếu nại tố cáo trên lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
+ Mảng tài vụ: Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
Nhận xét: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức quản lý của phòng đơn giản, gọn nhẹ, mỗi cán bộ giữ một vị trí chuyên môn khác nhau nhưng đều nhằm mục đích đáp ứng tốt yêu cầu công việc, phù hợp với phòng có quy mô nhỏ như phòng LĐ-TBXH, với chế độ một thủ trưởng đảm bảo sự lãnh đạo chung được tốt nhất.
Với nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND Huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực LĐ-TBXH thì phòng LĐ-TBXH cũng đã được quan tâm tạo điều kiện về nơi làm việc, các công cụ, trang thiết bị nhằm phục vụ cho công tác chung của phòng.
2.3.1.2. Tình hình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi do Nhà nước quy định đối với người có công
- Thời những năm qua, công tác xác nhận và thực hiện chế độ trợ cấp đối với người có công và thân nhân của họ trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, toàn huyện đã giải quyết xác nhận mới cho 520 người là đối tượng người có công với cách mạng, nâng tổng số người được xác nhận là người có công với cách mạng trên địa bàn huyện lên 7.077 người. Đây là kết quả của những chuyển biến tích cực trong thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa huyện.
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng người được xác nhận là đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn
huyện
Đơn vị tính: Người
Trước
Năm Năm Năm Năm Năm Tổng
TT Đối tượng năm
2012 2013 2014 2015 2016 cộng 2012 01 Cán bộ lão thành CM 4 1 2 7 02 Cán bộ tiền khởi 3 4 1 8 nghĩa 03 Liệt sĩ 1.686 1.686 04 TB, người hưởng CS 718 718 như TB 05 Bệnh binh 1.019 349 1.368 Người nhiễm CĐHH, 06 con đẻ bị nhiễm 331 7 3 8 5 354 CĐHH 07 Người HĐKC 2.097 1 11 2.109 GPDT,XDBVTQ 08 Anh hùng LLVTNN, 2 2 AHLĐ 09 Người CCGĐCM 656 4 1 6 667 10 Người bị địch bắt tù 1 29 44 19 3 96 đầy 11 Bà mẹ VNAH 40 7 10 5 62 Tổng cộng 6.557 360 37 52 39 32 7.077
Qua số liệu ở bảng 2.2. cho thấy, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, hầu hết các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện cơ bản đã được tiến hành kê khai, làm thủ tục và giải quyết hưởng theo chế độ. Các đối tượng người có công đều biến động giảm qua các năm do chuyển nơi ở hoặc từ trần. Riêng đối với các đối tượng BMVNAH và người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày có phát sinh tăng thêm do Chính phủ ban hành Nghị định 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 về “ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điểm của Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng” và Nghị định số 56/2013/NĐ-CP, ngày 22/5/2013 về “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước MVNAH” .
- Hiện nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ đã
triển khai và thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13, ngày 17 tháng 06 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng như sau:
+ Đối với chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; chính sách này được thực hiện tùy theo từng đối tượng người có công và thân nhân. Hiện nay, những đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng bao gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng (trừ người được tặng Huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp một lần); thân nhân liệt sĩ và thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm
1945, người hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 61% trở lên từ trần.
Bảng 2.3. Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng hàng tháng toàn huyện
Đơn vị tính: Người; nghìn đồng
TT Đối tượng Số người Số tiền/tháng
01 Thương binh, người hưởng chính sách 411 654.804.000 như thương binh
02 Bệnh binh 772 1.748.598.000
03 Người phục vụ thương binh, BB 2 3.011.000
04 Người có công với cách mạng 236 175.987.000
05 Người hoạt động kháng chiến và con 290 337.340.000 đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học
06 Trợ cấp tiền tuất các loại 190 213.316.000
07 Người hoạt động cách mạng, hoạt 67 52.997.000
động kháng chiến bị địch bắt tù đày
08 Quân nhân xuất ngũ 1 1455.000
Tổng cộng 1.956 3.187.508.000
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ, tháng 12/2016) Đa số những đối tượng chính sách người có công với cách mạng trên
địa bàn huyện Ba Tơ làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên khoản thu nhập chủ yếu từ nguồn trợ cấp chế độ hằng tháng. Vì vậy, huyện đã tiến hành chi trả cho các đối tượng ngay từ đầu tháng, tiến hành chi trả tại trụ sở UBND xã hoặc các điểm dân cư tập trung theo quy định để tiết kiệm thời gian đi lại cho các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng chính sách già yếu, đi lại khó khăn. Thủ tục chi trả được tiến hành nhanh gọn, thuận lợi, đến tận tay
các đối tượng, không gây phiền hà cho các đối tượng chính sách.
+ Đối với các đối tượng người có công với cách mạng được hưởng trợ
cấp một lần bao gồm các đối tượng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01/01/1995; bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng; người hoạt động kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng huy chương kháng chiến....
Bảng 2.4. Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng một lần năm 2016 toàn huyện
Đơn vị tính: Người; nghìn đồng
TT Đối tượng Số người Số tiền/tháng
01 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 5 131.800.000
02 Thương binh, người hưởng CS như TB 363 24.138.000
03 Bệnh binh 789 185.357.000
04 Người có công giúp đỡ cách mạng 4 5.325.000
05 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ 14 174.528.000 của họ bị nhiễm chất độc hoá học
06 Người hoạt động CM hoặc HĐKC bị địch 7 16.608.000 bắt tù đày
08 Trợ cấp tiền tuất bệnh binh 4 14.780.000
09 Trợ cấp tiền tuất thương binh 3 57.953.000
10 Tuất LTCM trước 01/01/1945 1 93.248.000
11 Trợ cấp các tháng trước khi chết 90 405.165.000
12 Mai táng phí 73 839.820.000
13 Trợ cấp một lần khi báo tử 01 2.325.000
Trợ cấp đối với thân nhân NCC với CM
02 60.000.000
15
đã chết trước 01/01/1945
Tổng cộng 2.261 2.489.295.000
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ, năm 2016) 2.3.1.3. Tình hình thực hiện một số chính sách ưu đãi khác đối với
người có công tại huyện Ba Tơ
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ đã tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc đời sống thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công .
Ngoài việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công như đã trình bày ở trên, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Ba Tơ đã thực hiện chính sách ưu đãi do Nhà nước quy định đối với các đối tượng trên chư chính sách ưu tiên, ưu đãi chăm sóc sức khỏe ( khám chữa bệnh miễn phí, mua bảo hiểm y tế), chính sách ưu đãi trong giáo dục đào tạo như miễn giảm học phí…, thực hiện chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở, tặng nhà tình nghĩa… nhằm tạo điều kiện cho họ có điều kiện trong lao động sản xuất.
a. Thực hiện chính sách ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ
Chăm sóc sức khoẻ cho NCC là một yêu cầu lớn quan trọng đối với Chính quyền, nhân dân nói chung và đối với ngành LĐ-TBXH, ngành Y tế nói riêng. Ở Huyện Ba Tơ nhìn chung Người có công là một trong nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của những vết thương về sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thay đổi về tâm sinh lý, những khủng hoảng về tâm lý của tuổi già đem lại, nên nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng. (72% NCC có nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên ). Chính vì vậy cần phải phát huy vai trò của cộng đồng, các ban ngành trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho NCC đặc biệt là vai trò của ngành Y tế và hội chữ thập đỏ Huyện Ba Tơ. Phục vụ cho NCC Phòng LĐ-TBXH đã phối hợp với
các cơ quan bảo hiểm xã hội Tỉnh làm thẻ BHXH cho các đối tượng là NCC, thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp đối tượng NCC tham gia BHYT
Đơn vị tính: Người
STT Đối tượng Tổng số ĐT
(29/12/2016)
1 Thương binh, NHCSNTB 326
2 Bệnh binh 762
3 Người HĐ kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 40
4 Người HĐ CM, HĐKC bị địch bắt tù đầy 9
5 Người có công giúp đỡ CM đang hưởng trợ cấp 171 6 Người HĐKC giải phóng dân tộc, làm NV Quốc tế 3 7 Thân nhân Liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng 40 8 Con thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao 5
động từ 81% trở lên…
9 Người phục vụ TB, BB bị suy giảm khả năng lao động 1 từ 81% trở lên
10 Các đối tượng khác 35
Cộng 1.392
(Nguồn: Báo cáo tình hình mua bảo hiểm y tế tháng 12/2016 của Phòng LĐ-TB&XH huyện Ba Tơ)
Bên cạnh công tác cấp thẻ BHYT, hằng năm định kỳ, các ngành liên quan của huyện phối hợp Trung tâm y tế huyện vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách tại các xã trên địa bàn huyện. Đồng thời phòng đã tổ
dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng TB, BB Ba Tơ – Quãng Ngãi; 118 suất điều dưỡng tại gia đình; Mỗi suất đi điều dưỡng tại Trung tâm trị giá 1.000.000 đồng/ suất và điều dưỡng tại gia đình 500.000 đồng/suất.
Bên cạnh đó, khi vào khám chữa bệnh tại các bệnh viện, các trung tâm y tế các đối tượng NCC luôn dành được sự ưu ái từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế như : ưu tiên khám trước, cấp phát thuốc miễn phí, chăm sóc theo dõi sức khoẻ định kỳ…
Trong những năm qua Phòng LĐ-TBXH đã kết hợp với các ban ngành thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà chu đáo tới các gia đình có công với cách mạng nhân các dịp lễ tết như tết nguyên đán, ngày thương binh, liệt sỹ 27/7...
b. Thực hiện chính sách ưu đãi về Giáo dục – Đào tạo
Trong những năm vừa qua, công tác ưu đãi giáo dục và đào tạo cho các đối tượng luôn nhận được sự quan tâm của Chính quyền và nhân dân Huyện Ba Tơ, đặc biệt là đối với các đối tượng thuộc diện chính sách luôn nhận được sự ưu đãi về giáo dục – đào tạo từ cấp mầm non tới cấp đào tạo chính quy. Bởi vậy mà 100% con em các gia đình chính sách đều được đến trường.