Đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý trong chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 94)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2. Các giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng

3.2.4. Đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý trong chính quyền cấp xã

Cấp xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống các đơn vị hành chính, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước. Cấp xã là nơi gần gũi, gắn bó trực tiếp với người dân, cấp xã là nơi hiện thực hoá mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc hiện thực hoá những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cần có đội ngũ cán bộ, công

chức đang làm việc ở chính quyền cấp xã, đặc biệt là những nhà lãnh đạo, quản lý.

Ở cấp xã, những nhà lãnh đạo, quản lý là những người đứng đầu tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; là Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Họ có quyền ra những quyết định về chủ trương và chịu trách nhiệm điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy. Và phong cách lãnh đạo của những nhà lãnh đạo, quản lý này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, lãnh đạo của họ.

Trên tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần đặt ra những yêu cầu cụ thể về phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, cụ thể như sau:

Một là, phong cách cách lãnh đạo, quản lý phải dân chủ, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Đây được xem là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở cấp xã. Vì khi lãnh đạo, quản lý dân chủ, tức là đã có sự bàn bạc, lấy ý kiến và thống nhất của tập thể, có như vậy, khi hành động tập thể mới có quyết tâm cùng thực hiện và mới nhận được sự đồng tình của quần chúng nhân dân. Ngoài ra, khi thực hiện dân chủ, nhà lãnh đạo, quản lý cũng sẽ tận dụng được sự sáng tạo, tri thức của những người tham gia ý kiến, để từ đó các chủ trương, kế hoạch sẽ đạt được sự thống nhất cao. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng vấn đề và từng cơ chế thủ trưởng mà nhà quản lý, lãnh đạo sẽ thể hiện sự dân chủ ở mức độ hợp lý và nhà lãnh đạo, quản lý cần có tinh thần chịu trách nhiệm cao cùng với sự quyết đoán cũng như trình độ chuyên môn để hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối ưu.

gắn bó với nhân dân.

Ở cơ sở, để làm tốt nhiệm vụ, những người lãnh đạo, quản lý cần phải thường xuyên tiếp xúc với người dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời ghi nhận phản ánh của người dân về những sai sót hay những bất cập đang xảy ra để từ đó giải quyết tốt hơn, tạo được lòng tin và sự ủng hộ của người dân; ngoài ra, hoạt động tiếp xúc với người dân còn để thể hiện sự gần gũi với nhân dân, xoá bỏ khoảng cách giữa nhà quản lý, lãnh đạo với nhân dân. Nhân dân phải là trọng tâm của hoạt động lãnh đạo, quản lý; dân phải là gốc, mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều phải đặt lợi ích của nhân dân lên trước hết, việc gì có lợi cho dân thì phải tận tâm, trách nhiệm làm tới cùng, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Những nhà lãnh đạo, quản lý phải biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, phải gắn bó với người dân, thông qua đó tự kiểm chứng lại hiệu quả của phong cách lãnh đạo, quản lý của mình.

Ba là, phong cách làm việc phải khoa học, hiệu quả, kỹ lưỡng, cụ thể, khách quan.

Trong hoạt động xây dựng chính sách, đặc biệt là với những chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách là những nhà lãnh đạo, quản lý cần phải thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin một cách khách quan, chính xác và sử dụng những phương pháp khoa học để đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả trong hoạt động lãnh đạo, quản lý những nhà lãnh đạo, quản lý cần phải làm việc có kế hoạch, làm việc khoa học, luôn tuân thủ quy định của pháp luật và nội quy công sở như trang phục khi đi làm; giờ giấc làm việc, hội họp… Khoa học và hiệu quả phải đi đôi với nhau, nếu như phong cách khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách lãnh đạo thì tính hiệu quả là tiêu chí đánh giá đức - tài của người cán bộ lãnh

đạo, quản lý, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo của họ. Tính khoa học, hiệu quả trong công tác của người cán bộ lãnh đạo cấp xã còn thể hiện qua chính sự tư duy độc lập, sáng tạo và đổi mới. Đồng thời, gắn liền với công việc kiểm tra, đôn đốc trong việc triển khai các đường lối, chủ trương, chính sách, tránh làm việc theo “phong trào”.

Bốn là, phong cách tự mình nêu gương.

Hiệu quả tác động của thị giác đã được khoa học chứng minh, do vậy, người cán bộ lãnh đạo cấp xã - là người gần dân nhất, phải luôn gương mẫu để nêu gương trong công tác, lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm. Lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau, học phải đi đôi với thực hành, phải luôn cầu thị học hỏi để nêu gương trong học tập, rèn luyện, khiêm tốn để hoàn thiện bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)