B. PHẦN NỘI DUNG
1.3.3. Thuyết Hai yếu tố của Frederick Herzberg
Thuyết hai yếu tố được đưa ra năm 1959 bởi Frederick Herzberg, nhà tâm lý họ người Mỹ, thuyết được xây dựng chủ yếu dựa trên các kết quả điều
tra, phân tích được thực hiện ở Pennsylvania đối với 203 kỹ sư và nhân viên kế toán thuộc mười một ngành công nghiệp tại Mỹ.
Trong qua trình nghiên cứu, F. Herzberg đề nghị người được khảo sát nêu các yếu tố giúp họ thỏa mãn trong công việc, các yếu tố động viên họ làm việc, đồng thời các yếu tố không động viên và yếu tố bất mãn.
Sau quá trình nghiên cứu, ông phát hiện ra một điều bất ngờ là đối lập với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối lập với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn.Từ kết luận này, Herzberg đã nhóm các yếu tố liên quan thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố duy trì và nhóm các yếu tố động viên, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Nhóm các yếu tố duy trì và nhóm các yếu tố động viên Nội dung Nhóm các yếu tố duy trì Nhóm các yếu tố động
viên
Vai trò
Duy trì trạng thái làm việc bình thường, duy trì trạng thái làm việc tốt, ngăn ngừa các “chứng bệnh”, nhưng các yếu tố duy trì không làm cho con người làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không có các yếu tố duy trì, người lao động sẽ trở nên bất mãn, hiệu quả lao động giảm sút.
Khi không có các yếu tố động viên, người lao động sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú khi làm việc, gây bất ổn về mặt tinh thần. Khi các yếu tố động viên được thỏa mãn sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trong công việc.
Các yếu tố
Các yếu tố liên quan đến điều kiện trong đó công việc được thực hiện như: sự giám sát; tiền lương; các
Các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân người lao
mối quan hệ trong tổ chức; điều kiện làm việc và chính sách của tổ chức.
động, bao gồm các yếu tố: bản chất công việc; sự thăng tiến; sự thừa nhận thành tích; sự thành đạt và trách nhiệm với công việc.
(Nguồn: Tổng hợp, Giáo trình Động lực làm việc trong Tổ chức Hành chính nhà nước, Nxb Lao động)
Cả hai nhóm yếu tố đều có vai trò quan trọng như nhau, do đó để tạo động lực cho người lao động đòi hỏi phải giải quyết tốt cả hai nhóm yếu tố duy trì và động viên.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề mang tính lý luận của động lực và tạo động lực làm việc, như đưa ra khái niệm công chức, công chức cấp xã; khái niệm động lực, động lực làm việc nói chung và động lực làm việc trong khu vực công nói riêng; trên cơ sở đó tác giả phân tích các đặc điểm của động lực làm việc trong khu vực công đồng thời tác giả cũng đưa ra một số học thuyết tiêu biểu về tạo động lực làm việc nói chung và một số biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực.
Có thể thấy, tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức nói chung và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã nói riêng đều có những điểm chung nhất định, do đó, nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ góp phần giúp tác giả đưa ra các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được chính xác và khả thi hơn trên thực tế.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN