Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu hút giảng viên chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 86)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu hút giảng viên chất

3.2.1. Các giải pháp để thu hút đội ngũ giảng viên về phía trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.

3.2.1.1. Giải pháp về tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Tuyển dụng giảng viên đạt chất lượng là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định tới chất lượng và hiệu quả của đào tạo của nhà trường. Do đó, công tác này cần phải được kiện toàn, đổi mới phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Nếu công tác tuyển dụng làm tốt, tuyển dụng được người có năng lực thực sự thì hiệu quả sử dụng giảng viên của trường sẽ được nâng cao.

Do đó, để công tác tuyển dụng giảng viên vào trường đại học Nội vụ Hà Nội thực sự thu hút được người tài năng và mang lại hiệu quả thì nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đối với việc tuyển dụng giảng viên:

Một là, việc tuyển dụng giảng viên phải căn cứ vào nhu cầu của từng khoa, của tổ bộ môn về tiêu chu n và số lượng giảng viên thực tế cần tuyển dụng; tránh tình trạng tuyển dụng người không đủ chuyên môn hoặc không có nhu cầu vẫn tuyển dụng.

Hai là, lãnh đạo nhà trường và các phòng, khoa chuyên môn cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tuyển dụng giảng viên đạt chất lượng là nhiệm vụ có tính chiến lược của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch và triển khai một cách khoa học và có hiệu quả.

Ba là, thực hiện công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài phát thanh và truyền hình) về nội dung, yêu cầu, số lượng chức danh cần tuyển, lịch thi, tiêu chu n ưu tiên cho người dự tuyển biết. Có như vậy mới thu hút nhiều người tham gia dự tuyển, vừa bảo đảm được tính công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch vừa lựa chọn được người tài, có tâm huyết vào giảng dạy tại trường.

Bốn là, xây dựng phương pháp tuyển dụng hợp lý theo hướng quy định

phương thức tuyển dụng khác nhau theo nhóm lĩnh vực của từng khoa, từng chuyên ngành. Đồng thời thực hiện thí điểm việc thi tuyển giảng viên vào các chức danh lãnh đạo của nhà trường để chọn được những người có tài, có tâm, có tầm tham gia vào lĩnh vực quản lý nhà nước.

3.2.1.2. Giải pháp về s dụng giảng viên chất lƣợng cao.

Sử dụng đúng đắn và hợp lý đội ngũ giảng viên chất lượng cao vào làm việc tại trường là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, muốn làm tốt công tác này lãnh đạo nhà trường cũng như các phòng, khoa chuyên môn cần tiến hành các giải pháp sau:

Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc yêu cầu quy định về tiêu chu

n của từng vị trí giảng dạy của giảng viên; Kiên quyết không bố trí mới những người không đủ tiêu chu n bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ vào vị trí giảng viên. Kiên quyết loại bỏ những giảng viên không có chuyên môn cũng như năng lực công tác để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Hai là, Chính sách bố trí sử dụng giảng viên phải tạo sự ổn định công việc một cách tương đối theo hướng chuyên môn hoá nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng giảng viên. Mặt khác, nhà trường cần phải thường xuyên quan tâm xem xét bổ sung, điều chỉnh đội ngũ giảng viên để tạo động lực làm việc cao nhất cho từng giảng viên nhằm thực hiện tốt công việc được giao.

Ba là, trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi giảng viên. Cơ hội phát triển của giảng viên là những khả năng thăng tiến có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà trường. Khi người giảng viên nhìn nhận được những cơ hội thăng tiến trong công việc, thì có động lực làm việc mãnh mẽ để đạt những mục đích của mình.

Bốn là, phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển giảng viên. Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lưỡng, có bước đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của nhà trường. Đồng thời cần có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời để động viên, khuyến khích giảng viên gắn bó với nhà trường.Tạo điều kiện về mọi mặt để công chức giảng viên đã bố trí đúng vị trí phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ một cách cao nhất, đồng thời có sự giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của cả bộ máy; những trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi trở về phải được xem xét bố trí đúng vị trí đã quy hoạch.

3.2.1.3. Giải pháp về môi trƣờng làm việc cho giảng viên

Điều kiện về môi trường làm việc làm việc luôn được giảng viên quan tâm và coi trọng vì đây là yêu tố giúp họ phát huy được năng lực làm việc của mình. Nếu môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho họ động lực và niềm hăng say trong công việc, từ đó năng lực của mỗi cá nhân sẽ được phát huy và hiệu quả công việc sẽ được nhân lên. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc khó khăn, không tạo được sự hứng thú trong công việc cho giảng viên thì họ sẽ làm việc với tâm trạng “ì ạch” và hơn hết là năng lực thực sự của họ sẽ không được phát huy.

Điều kiện làm việc của giảng viên tai trường học bao gồm: công cụ, trang thiết bị, nguyên vật liệu, sự hỗ trợ, cơ chế chính sách… để người giảng viên có thể phát huy hết năng lực của mình. Nói cách khác giảng viên cần có các điều kiện thiết yếu để “có thể làm” công việc đó. Chỉ khi giảng viên có chuyên môn và điều kiện làm việc tốt thi mới phát huy được năng lực và hiệu quả công việc được giao. Ngoài điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc, người giảng viên cũng cần phải có mối quan hệ tốt với mọi người trong đơn vị công tác. Do đó, nếu bầu không khí làm việc tại nhà trường được xây

dựng dựa trên tình đoàn kết, sự yêu thương, tất cả vì lợi ích của tập thể thì điều kiện làm việc đó sẽ giúp cho giảng viên phát huy hết năng lực của mình để cống hiến cho tổ chức.

Chính vì vậy, muốn phát huy được năng lực thực sự của giảng viên thì cần phải xây dựng nhà trường có điều kiện làm việc tốt. Cụ thể là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần phải:

Một là, trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn,

ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng ph m khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo các yếu tố của một cơ sở giáo dục đại học.

Th hai, đội ngũ giảng viên cần phải được thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng cũng như đề bạt, bổ nhiệm giảng viên.

Th ba, cần phải xây dựng bầu không khí làm việc ở nhà trường minh bạch, thân thiện nhưng hiệu quả. Xây dựng bầu không khí thân thiện, hiệu quả đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng đơn vị vững mạnh. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gồm nhiều nội dung, song nội dung quan trọng hơn cả là việc tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi giảng viên đó chính là nghệ thuật của người lãnh đạo. Đội ngũ giảng viên là bộ phận quan trọng và có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường, nếu người lãnh đạo phân công không đúng chỗ sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động lộn xộn, không thống nhất, đưa lại những hậu quả khó lường trong quá trình thực thi hoạt động chuyên môn của người giảng viên.

Th tư, xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung

nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của người giảng viên. Muốn làm được như vậy, người giảng viên cần phải thường xuyên quan tâm, chia sẽ lẫn nhau trong công việc, tạo ý thức làm việc trong đơn vị. Mặt khác, mỗi người khi phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị cần phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo để tìm giải pháp giải quyết những mâu thuẫn đó, tránh ảnh hưởng không tốt, gây hiểu nhầm giữa các giảng viên với nhau.

Tóm lại, trang bị các điều kiện làm việc đầy đủ ở nhà trường sẽ tạo động

lực làm việc cho giảng viên phát huy được năng lực làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Việc trang bị các điều kiện làm việc cho giảng viên là điều hết sức quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.1.4. Giải pháp về chế độ chính sách cho giảng viên

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác quản lý nhân sự nhằm đãi ngộ đối với giảng viên sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từng địa phương. Chế độ, chính sách của giảng viên nói chung, đối với giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng bao gồm về chính sách tiền lương, về sử dụng và quản lý, về bảo đảm các lợi ích vật chất và tinh thần. Do đó, khi thực hiện các chế độ, chính sách đối với giảng viên cần chú ý sử dụng đồng bộ, trong đó chế độ, chính sách về đãi ngộ vật chất và tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tinh thần và chất lượng công tác của đội ngũ giảng viên.

Chế độ, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho giảng viên yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình trong công tác; ngược lại chế độ, chính sách không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Chế độ, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của giảng viên. Nếu chế độ, chính sách đầy đủ, phù hợp thì giảng viên hăng say công tác, họ đầu tư thích đáng và có những cống hiến trong

công việc; ngược lại, nếu chế độ, chính sách không đầy đủ, bất hợp lý thì giảng viên sẽ làm việc cầm chừng, có tư tưởng muốn chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn. Vì vậy, cần phải hoàn thiện chế độ, chính sách để động viên đội ngũ giảng viên yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.

Do đó, giải pháp về chế độ chính sách để thu hút được đội ngũ giảng viên vào công tác tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần được kiện toàn và phù hợp với sự phát triển nhà trường, cụ thể là:

- Điều chỉnh lại chính sách thu hút nhân tài về nhà trường theo hướng mở rộng đối tượng thu hút. Nhằm thu hút được đội ngũ giảng viên vào công tác tại trường, theo tôi cần điều chỉnh lại là: chính sách Thu hút những sinh viên tốt nghiệp Đại học loại giỏi, những người có học hàm, học vị hiện nay…

- Tích cực tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại trường;

- Xây dựng chính sách phù hợp áp dụng cho các đối tượng giảng viên đi học nâng cao trình độ theo hướng khuyến khích hơn;

- Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách về tiền lương, khen thưởng đối với giảng viên.

Đây là giải pháp vừa khuyến khích, động viên giảng viên cống hiến tài năng cho nhà trường, vừa giúp họ có điều kiện chăm lo cho xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình bền vững và thu hút được nhân tài vào đội ngũ giảng viên của nhà trường. Do vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương theo hướng nâng cao mức sống của giảng viên; các chính sách khác bảo đảm cho đội ngũ giảng viên vừa phát huy hiệu quả trong công tác, vừa nâng cao mức sống gia đình.

3.2.2. Hình thành tiêu chuẩn giảng viên chất lƣợng cao cho Trƣờng Đại học nội vụ

Từ khung lý thuyết ở Chương 1, tác giả kiến nghị hình thành tiêu chu n giảng viên chất lượng cao của Trường Đại học Nội vụ như sau:

Nội Thang

Tiêu chí đánh giá điểm

dung

đánh giá

Năng Nhóm kỹ năng cần thiết: xác định vấn đề nghiên Đạt từ lực cứu, viết đề cương nghiên cứu, nắm các bước nghiên mức khá nghiên cứu, tìm kiếm và viết tổng quan, vận dụng phương trở lên cứu pháp nghiên cứu, quản lý và giám sát đề tài nghiên

khoa cứu, hiểu biết về ứng dụng thống kê trong nghiên cứu, học phân tích dữ liệu, tổ chức hội thảo khoa học, cải thiện và nộp nghiên cứu, viết tóm tắt và báo cáo, kỹ năng trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu, trình bày chủ đề nghiên cứu khoa học, áp dụng các quy trình thủ tục hành chính, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, xác lập các thành phần nghiên cứu, và viết bài báo nghiên cứu khoa học.

Nhóm kỹ năng thứ hai - kỹ năng bổ trợ bao gồm: tìm kiếm nguồn quỹ nghiên cứu, sử dụng tiếng nước ngoài, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, và kỹ năng quản lý thời gian trong nghiên cứu khoa học

Nội Thang

Tiêu chí đánh giá điểm

dung

đánh giá

Năng Có nền tảng kiến thức tốt, cập nhật được kiến thức khá, giỏi,

lực và xu hướng mới trong lĩnh vực; xuất sắc

chuyên So sánh và kết nối giữa khoa học và thực tế; môn

Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển kiến thức, giúp cho sinh viên có hiểu biết về chuyên môn.

Năng Trong mối quan hệ với sinh viên, luôn chứng tỏ là khá, giỏi, lực một người hướng dẫn tốt và đóng góp tích cực vào xuất sắc giáo sự trưởng thành của sinh viên;

dục Biết cách sử dụng nội dung, phương pháp giảng dạy và hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên;

Thường xuyên rèn luyện và phát triển kỹ năng giảng dạy.

Năng Thường xuyên tự tạo động lực cho bản thân; khá, giỏi, lực tạo Biết cách tạo động lực cho sinh viên trong học tập xuất sắc động một cách hợp lý và tế nhị;

lực

Thúc đ y đồng nghiệp thông qua sự phối hợp lẫn nhau, và tạo ra bầu không khí động lực trong khoa

Mức Đo lƣờng Giải thích

Khá Trung bình mỗi năm có 01 Bài cáo được đăng tải trên tạp chí bài báo khoa học đăng trên quốc tế thuộc hệ thống ISCI- các tạp chí quốc tế thuộc hệ scorpus, hoặc hội thảo quốc tế có

thống ISCI-scorpus phản biện.

Giỏi Trung bình mỗi năm có 02 Bài cáo được đăng tải trên tạp chí bài báo khoa học đăng trên quốc tế thuộc hệ thống ISCI- tạp chí quốc tế thuộc hệ scorpus, hoặc hội thảo quốc tế có thống ISCI; hoặc 1 quyển phản biện. Đề tài khoa học cấp cơ sở sách chuyên khảo, chủ không được tác giả luận văn đề tài nhiệm 1 đề tài nghiên cứu đề cập tới, bởi nó mang tính nội bộ, khoa học cấp tỉnh trở lên. nên việc có được đề tài cấp cơ sở

mang tính “tình cảm” giải quyết cho đủ tiêu chu n về nghiên cứu khoa học cho giảng viên trong cơ sở, phục vụ đơn thuần cho hoạt động đánh giá cuối năm. Đây là lý do mà tác giả luận văn không đưa đề tài cấp cơ sở vào làm tiêu chí đánh giá, xếp hạn giảng viên.

Xuất sắc Số lượng công trình nghiên Sự vượt hơn về số lượng có thể là cứu khoa học vượt qua bài báo khoa học quốc tế, công trình những tiêu chu n của mức nghiên cứu khoa học, hoặc sách

Tiểu kết chƣơng 3

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 86)