Tổng quan về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Tổng quan về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

ch h nh thành

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có tiền thân từ Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Ngày 25/4/1996 Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Quyết định số 72/TCCB-TC về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I. Ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I, Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường hoạt động theo điều lệ Trường Cao đẳng. Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nhìn lại chặng đường 45 năm hình thành và phát triển của Nhà trường(18/12/1971- 18/12/2016), Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã, đang và sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn để phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng và hiệu quả cao cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc xây dựng đội ngũ viên chức nói chung và đội ngũ viên chức nói riêng phục vụ và thực hiện công tác quản lý, giáo dục tốt nhất mọi hoạt động

của Trường trong điều kiện còn nhiều khó khăn mang tính thách thức là một tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển của Trường.

tr ch c n ng nhiệm vụ và c cấu t ch c

Theo quyết định số 1052/QĐ-BNV ngày 04/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường, theo đó Trường có vị trí, chức năng, nhiệm vụ sau:

Về vị trí, chức năng

Trường Đại hoc Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện tại có 3 cơ sở đào tạo.

- Trụ sở chính tại Hà Nội, tọa lạc tại số 36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội - Cơ sở Trường tại Quảng Nam, tọa lạc tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Cơ sở Trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện tại đang làm việc tại số 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ (Nguồn: Trường Đại học Nội vụ)

ề nhiệm vụ

-Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.

-Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trình độ đại học và sau đại học các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các ngành nghề khác theo nhu cầu xã hội khi được cơ quan có th m quyền cấp phép.

- Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

- Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường đủ về số lương, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chu n về trình độ được đào tạo; tham gia vào

quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có th m quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và quản lý người học

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chu n hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy – học phục vụ các ngành đào tạo của Trường và nhu cầu xã hội.

- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm soát chất lượng giáo dục của cơ quan có th m quyền; xây dựng va phát triển hệ thống đảm bảo.

- Chất lượng của Nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Chấp hành pháp luật về giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục….

2.1.2. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

Với nhiệm vụ của Trường là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có ph m chất tốt, chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy con người luôn là nguồn lực quý giá nhất của một tổ chức trong những năm hình thành và phát triển, Nhà trường đã tạo lập được đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao, là một nhân tố giúp Nhà trường tạo lập được uy tín trong xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Tổng số đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng là 388 người, trong đó:

+ Số lượng CVCC và tương đương : 06 người + Số lượng CVC và tương đương: 23 người + Số lượng CV và tương đương: 302 người + Số lượng CS và tương đương: 51 người + Số lượng nhân viên hợp đồng: 06 người

Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức theo chức danh lãnh đạo, quản lý: + Lãnh đạo trường: 03 người

+ Trưởng các đơn vị thuộc trường: 24 người + Phó Trưởng các đơn vị thuộc trường: 44 người

+ Trưởng, phó các tổ bộ môn, chuyên môn: 17 người Cơ cấu số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên:

+ Giảng viên cao cấp (hạng I): 04 người

+ Giảng viên chính (hạng II): 17 người (trong 5 năm trở lại đây chưa có đợt nào thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp).

+ Giảng viên (hạng III): 160 người

Bảng 2.1. Thống kê số lượng viên chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tổ chức)

(Đơn vị tính:

Năm Năm Năm Năm Năm

người) 2011 2012 2013 2014 2015 Trình độ Sau đại học 137 198 211 267 280 Dưới đại học 88 44 79 78 108 Tổng 225 242 290 345 388

Dựa vào Bảng 2.1. có thể thấy đội ngũ viên chức của Trường tăng qua các năm, đặc biệt ở các trình độ từ Đại học và sau đại học trở lên gắn với đặc điểm là một trường đại học. Với lực lượng viên chức tính đến năm 2015 là 388 người, về cơ bản Nhà trường cơ bản đã đảm bảo được các hoạt động chuyên môn và hoạt động giảng dạy để tự khẳng định được vị thế trước nhu cầu chung của xã hội.

Bảng 2.2. Thống kê viên chức theo độ tuổi và giới tính giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường ĐHNVHN) (Đơn vị tính: Tổng < 31- 40- 50- người) >55 Nam Nữ số 30 39 49 55 Năm 2011 225 64 99 21 22 19 109 116 2012 242 74 104 22 23 19 95 147 2013 290 66 144 44 16 20 140 150 2014 345 90 149 57 19 30 178 167 2015 388 105 156 73 22 32 201 187

Về giới tính có sự thay đổi qua các năm, nhìn chung tỉ lệ nam nữ tương đối cân bằng (năm 2015 tỷ lệ viên chức nam chiếm 51,8%, nữ chiếm 48,2%).

Về cơ cấu theo độ tuổi: đội ngũ viên chức qua các năm ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi trung bình trong toàn trường là 35 tuổi, như vậy Trường có đội ngũ viên chức trẻ chiếm tỷ trọng cao, đây là đội ngũ trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành, năng lực còn nhiều hạn chế. Ở các độ tuổi khác nhau của người lao động trong đơn vị nói chung và đội ngũ viên chức nói riêng có những nhu cầu khác nhau, vì thế cần chú trọng các yếu tố nhóm tuổi ảnh hưởng đến các biện pháp tạo động lực làm việc phù hợp đặc biệt là với đội ngũ viên chức trẻ chiếm tỷ trọng cao trong Trường.

2.2. Thực trạng việc thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở Trƣờng Đạihọc Nội vụ Hà Nội học Nội vụ Hà Nội

2.2.1. Số lƣợng giảng viên thu hút vào Trƣờng đại học Nội vụ Hà Nội t năm 2012 đến năm 201

Từ năm 2012 đến 2016, do nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô nên số lượng giảng viên tuyển mới vào trường không ngừng tăng lên. Vào năm 2012 số lượng tuyển mới chỉ là 10 giảng viên. Năm 2013 số giảng viên tuyển mới tăng nhẹ hơn so với năm trước với số lượng giảng viên tuyển mới là 15 giảng viên. Vào những sau, số lượng giảng viên tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2013, cụ thể là vào năm 2014, nhà trường tuyển mới 30 giảng viên; vào năm 2015 là 35 giảng viên và năm 2016 là 30 giảng viên.

35 30 35 30 25 20 15 15 10 10 5 0 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.1. Số lượng giảng viên tuyển mới qua các năm (Nguồn: ố liệu của Trường Đại học Nội vụ)

Như vậy, bảng số liệu trên cho thấy số lượng giảng viên tuyển mới của Trường Đại học Nội vụ ở ba cơ sở không nhiều. Tổng cộng số lượng giảng viên được tuyển mới từ năm 2012 đến năm 2016 là 120 giảng viên. Trên thực tế Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có ba cơ sở: cơ sở chính đặt tại Hà Nội, cơ

sở Miền Trung đặt tại Đà Nẵng và cơ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Với quy mô hoạt động của ba cơ sở này, số lượng tuyển dụng trong 5 năm là 120 thì không nhiều. Tuy nhiên vấn đề quan trọng không chỉ nằm ở số lượng, bởi yếu tố này phụ thuộc vào nhu cầu của Trường, số lượng sinh viên tuyển hàng năm; mà vấn đề quan trọng ở đây là chất lượng của người được tuyển dụng: những người thu hút ở trên đã được xem là giảng viên có chất lượng cao hay chưa.

Về mặt trình độ, trong số những người tuyển mới đa phần là giảng viên có trình độ thạc sĩ, rất ít giảng viên có trình độ tiến sĩ.

35 34 29 29 30 25 20 15 15 9 10 5 1 0 1 1 1 0 2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.2. Số lượng giảng viên tuyển mới theo trình độ qua các năm

(Nguồn: ố liệu của Trường Đại học Nội vụ)

Năm 2012, 2014, 2015, 2016 mỗi năm chỉ tuyển được 1 tiến sĩ/năm, riêng năm 2013 không tuyển được tiến sĩ nào. Tuy số lượng tiến sĩ tuyển vào hàng năm không nhiều so với số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ, nhưng việc tuyển được giảng viên có trình độ tiến sĩ vào Trường cũng là thành công

Về nơi đào tạo, liên quan đến tiêu chí chất lượng, tác giả luận văn tiếp cận theo hướng đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài. Sở dĩ tác giả luận văn sử dụng cách tiếp cận này là vì việc đào tạo trong nước hoặc ngoài nước có liên quan rất nhiều đến chất lượng đào tạo và chất lượng của giảng viên. Những giảng viên được đào tạo ở nước ngoài do có lợi thế về ngoại ngữ nên dễ dàng tiếp cận và đọc được những nghiên cứu ngoài nước để cập nhận kiến thức và đưa những kiến thức mới vào trong bài giảng, nhất là những ngành mà trong nước còn thiếu về yếu về mặt lý thuyết như hành chính công, chính sách công và quản lý công. Hơn nữa, các phân chia trong và ngoài nước còn liên quan đến một lý do nữa là tác giả mặc định chất lượng đào tạo của các cơ sở trong nước là tương đương với nhau để giúp nhìn nhận vấn đề đơn giản.

2012 2013 2014 2015 2016

Trong nƣớc 10 15 30 34 30

Ngoài nƣớc 0 0 0 1 0

Bảng 2.3. Số giảng viên tuyển mới học trong nước và ngoài nước (Nguồn: ố liệu của Trường Đại học Nội vụ)

Trong vòng năm năm, từ năm 2012 đến năm 2016, Trường Đại học Nội vụ chỉ tuyển được 01 người có trình độ thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Điều này gián tiếp cho thấy, số lượng người được đào tạo ở nước ngoài có thể là chưa biết nhiều đến Trường; không muốn chọn Trường làm nơi công tác; hoặc không được tuyển vào Trường. Dù với khả năng nào đi nữa, việc có quá ít giảng viên được đào tạo nước ngoài ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy do phần lớn trình độ ngoài ngữ của giảng viên không đủ để tiếp cận và cập nhật tri thức mới.

Về giới tính, số lượng giảng viên tuyển mới thể hiện như sau: 25 25 23 20 17 15 12 13 8 10 Nam 10 6 7 4 5 0 2012 2013 2013 2015 2016

Biểu đồ 2.3. Số giảng viên tuyển mới học trong nước và ngoài nước theo giới tính

(Nguồn: ố liệu của Trường Đại học Nội vụ)

Nhìn chung, theo từng năm số lượng nam nữ giảng viên được thu hút có thể khác nhau, nhưng nhìn chung số lượng giảng viên nữ được thu hút trong năm năm cao hơn so với nam (66 so với 54), nhưng không chênh lệch nhiều. Giảng viên nữ có khuynh hướng lựa chọn những trường đại học công lập vì lý do ổn định. Đối với họ biên chế là động lực quan trọng nhất để họ có thể yên tâm vừa có một công việc ổn định, có địa vị xã hội cao, mà còn có thể có thời gian chăm lo gia đình. Đó là lý do sao, nhưng trường công, với tính nhà nước cao, ít cạnh tranh và không đòi hỏi khó khăn về thời gian, thời lượng giảng dạy và yêu cầu khoa học thường là yếu tố thu hút họ. Nhưng những đối tượng bị thu hút bởi yếu tố này thường không đảm bảo tiêu chí của giảng viên chất lượng cao.

2.2.2. Thực trạng về chính sách thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

Như đã trình bày ở phần lý thuyết (mục 1.2.1) nội dung thực hiện chính sách được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn hình thành chính sách; giai đoạn thu hút và giai đoạn sử dụng, phát triển. Phần 2.2.2. này tập trung vào giai đoạn đầu tiên của thu hút giảng viên chất lượng cao ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nói cách khác phần này phân tích chính sách thu hút giảng viên chất lượng cao ở Trường.

Là Trường mới thành lập, nhưng hiện tại Trường Đại học Nội vụ có 03 cơ sở tại Hà Nội, Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển về quy mô đặt ra yêu cầu phải thu hút giảng viên chất lượng cao để nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng cạnh tranh của Trường so với các trường đại học khác trong cả nước.

Chính sách thu hút giảng viên chất lượng cao ở Trường đại học Nội vụ Hà Nội được đánh giá dựa trên các khía cạnh như sau:

Sự quyết tâm về mặt chính sách của lãnh đạo trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Là một trường mới phát triển, lãnh đạo nhà trường có nhiều quyết tâm trong thu hút giảng viên chất lượng cao. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)