Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 51 - 54)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút giảng viên chất lƣợng cao ở các

cơ sở giáo dục đại học hiện nay

Việc thu hút giảng viên chất lượng cao vào các cơ sở giáo dục đại học hiện nay bị tác động bởi nhiều yếu tố. Theo Đề án của Thành phố Đà Nẵng (2010), những yếu tố này bao gồm lương, thưởng và phúc lợi; tính chất công việc; điều kiện làm việc; môi trường làm việc; cơ hội đào tạo, thăng tiến; những yếu tố xuất phát từ môi trường sống (môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ); và những giá trị tinh thần khác.

Thứ nhất là lương, thưởng và phúc lợi. Lương là yếu tố đầu tiên thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất của người lao động, thể hiện ở mức thu nhập hàng tháng mà tổ chức trả cho người lao động. Các chế độ thưởng và

phúc lợi là những khoản thu bổ sung có vừa có tính chất tang thêm thu nhập, vừa có tính chất khuyến khích người lao động làm việc. Đây là điều kiện tiên quyết và đầu tiên thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc thu hút giảng viên chất lượng cao. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố nhạy cảm bởi chúng dễ tạo ra xung đột giữa đối tượng đang làm việc không được hưởng chế độ ưu đãi và đối tượng nhận được ưu đãi. Việc xây dựng các chế độ thu hút, do đó, cần phải được quan tâm một cách thật sự thấu đáo và tế nhị.

Thứ hai là tính chất công việc. Càng được đào tạo chuyên sâu, người lao động càng muốn khai thác tối đa những tri thức mà mình lĩnh hội; vì thế, việc bố trí công việc đúng chuyên môn và khai thác được sở trường của họ phải là ưu tiên hàng đầu (Tp. Đà Nẵng 2010). Bên cạnh đó, sự thú vị, thách thức trong công việc cũng có ý nghĩa quan trọng đối với trí thức. Với đối tượng thu hút là giảng viên đại học, tính chất công việc tuy dễ dàng được xác định nhưng cũng cần phải được xem xét một cách cụ thể và chi tiết. Trong bối cảnh giáo dục đại học, tính chất công việc thể hiện ở một số khía cạnh. Thứ nhất là đối tượng giảng dạy. Đối tượng giảng dạy là sinh viên chính quy hay tại chức, sinh viên trường công lập hay tư thục. Mỗi đối tượng có một sức hút riêng. Thông thường những trường công tuy mức lương thấp hơn, nhưng lại thu hút được nhiều giảng viên có chất lượng bởi nhiều người trong số họ cho rằng, sinh viên ở trường công ngoan hơn, học tốt hơn và do đó, việc giảng dạy truyền đạt kiến thức “sướng” hơn. Thứhai, tính chất công việc còn thể hiện ở môn học phân công cho giáo viên. Những môn học đó có hấp dẫn, thách thức hay đơn điệu cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi làm việc của giảng viên, nhất là những giảng viên có nhiều sự lựa chọn như những giảng viên có chất lượng cao.

Thứ ba là điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố vật chất như máymóc, thiết bị, thông tin, tài liệu, phòng làm việc để đáp ứng nhu cầu nghiên

cứu, sáng tạo, ứng dụng của giảng viên có chất lượng cao về công tác (Tp. Đà Nẵng 2010). Bên cạnh đó, các điều kiện về thời gian, không gian làm việc cũng có ý nghĩa tác động nhất định, nhất là đối với những công việc mang tính nghiên cứu, sáng tạo. Đây cũng là những yếu tố quan trọng, nhất là đối với những ngành thuộc khoa học tự nhiên, thuộc về kỹ thuật thì cơ sở vật chất với máy móc hiện đại để nghiên cứu học tập, giảng dạy có thể xem là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của giảng viên có chất lượng cao.

Thứ tư là môi trường làm việc. Môi trường làm việc bao gồm mối quan hệ đồng nghiệp – đồng nghiệp và quan hệ cấp trên – cấp dưới; mức độ và thái độ thân thiện, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp (Tp. Đà Nẵng 2010). Đây thực sự là yếu tố quan trọng. Bởi chính môi trường làm việc là chất keo vô hình nhưng chắc chắn gắn kết giảng viên chất lượng cao với môi trường mà họ lựa chọn. Vì họ là giảng viên có năng lực nên đối với họ việc kiếm tiền không phải là vấn đề khó khăn, do đó thu nhập đôi khi không phải là yếu tố họ quan tâm. Yếu tố họ quan tâm thực sự là họ cảm thấy vui khi đến cơ quan làm việc. Ngoài áp lực công việc, họ không bị những áp lức khác giữa người với người, không phải bận tâm đối phó với dư luận và thái độ của đồng nghiệp trong cơ quan. Yếu tố giữ họ làm cho họ trở thành một bộ phận thực sự của trường không là gì khác mà là một môi trường làm việc nhân ái, văn minh, nhân bản và lịch sự.

Thứ năm là cơ hội đào tạo, thăng tiến là khả năng mà tổ chức tạo ra một cách công bằng cho các thành viên trong tổ chức đó có được vị trí công tác cao hơn để ghi nhận năng lực và sự cống hiến của họ.

Thứ sáu là những yếu tố xuất phát từ môi trường sống (môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ). Sự ổn định về môi trường chính trị, sự phát triển về kinh tế, y tế và giáo dục là một trong những yếu tố

tác động đến di dân, và k m theo đó là những người có trình độ cao, trong đó có giảng viên chất lượng cao.

Thứ bảy là những giá trị tinh thần khác. Đó lòng yêu quê hương, đất nước, mong muốn được cống hiến, được thể hiện bản thân và những giá trị tinh thần không đo lường, tính toán được cũng có ý nghĩa tác động đến đội ngũ trí thức trong một số trường hợp (Tp. Đà Nẵng 2010).

Những yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và giảng viên chất lượng cao nói riêng và sẽ được dùng để nghiên cứu tác động của chúng đến việc thu hút giảng viên chất lượng cao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút giảng viên chất lượng cao cho trường đại học nội vụ hà nội trong điều kiện hội nhập (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)