Ban hành thể chế quản lý trật tự xây dựng về nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý trật tư xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 29)

Có thể hiểu thể chế quản lý trật tự xây dựng nhà ở là hệ thống tổng thể đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển nhà ở, các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để các tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước vận hành những quy định pháp luật về công tác xây dựng nhà ở một cách thống nhất, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đáp ứng mục tiêu theo yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước.

Việc xây dựng, ban hành thể chế và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng nhà ở nhằm điều hành và quản lý hoạt động này một cách thống nhất.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phát triển nhà ở trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển xây dựng nhà ở theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước

hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thân thiện với môi trường”.

Trên cơ sở Nghị quyết, các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi bổ sung một số luật liên quan đến công tác đầu tư và phát triển đô thị gồm: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định, thông tư hướng dẫn… còn được quy định trong những văn bản pháp luật có liên quan như Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, … các quy định này đã hình thành một khung pháp lý quy định thống nhất, đơn giản hóa cho toàn bộ công tác quản lý xây dựng nhà ở.

Việc xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho quá trình xây dựng nhà ở. Tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phát triển xây dựng nhà ở. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong quá trình xây dựng nhà ở. Hoàn thiện hệ thống công cụ pháp luật điều chỉnh các hoạt động về phát triển xây dựng nhà ở phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm kiến tạo môi trường sống có chất lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc ban hành thể chế quản lý trật tự xây dựng nhà ở là một bộ phận của thể chế quản lý nhà nước nói chung, vì thế quản lý trật tự xây dựng nhà ở nằm trong một chỉnh thể thống nhất và có mối quan hệ khăng khít với các lĩnh vực khác của thể chế quản lý nhà nước. Điều này xuất phát từ chức năng chung của bộ máy quản lý nhà nước là quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đồng nghĩa với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với quản lý trật tự xây dựng nhà ở phải trên cơ sở tính sự tác động của tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự đảm nhiê ̣m chức năng quản lý trật tự xây dựng về xây dựng nhà ở

Một là, về bộ máy quản lý trật tự xây dựng về xây dựng nhà ở

Khi đề cập đến hoạt động quản lý về xây dựng nhà ở, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý trật tư xây dựng về xây dựng nhà ở. Đó là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo mục tiêu đã xác định. Bộ máy quản lý trật tự xây dựng về nhà ở tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý được kiện toàn thì công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt.

Ngày 18 tháng 6 năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Xây dựng, trong đó, từ điều 161 đến Điều 165 đã quy định rỏ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung cụ thể là trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Xây dựng; trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ; trách nhiệm của UBND các cấp; trách nhiệm của Thanh tra Xây dựng. Ngày 25 tháng 11 năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Nhà ở trong đó, từ Điều 174 đến Điều 176 quy định cụ thể:

Điều 174 quy định cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở như Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trong phạm vi cả nước; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trên phạm vị cả nước; các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở; UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ. Điều 175 quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng; Điều 178 quy định trách nhiệm của Thanh tra nhà ở.

Để bộ máy quản lý trật tự xây dựng nhà ở các cấp thực sự đủ mạnh, linh hoạt, điều hành thực hiện tốt các chức năng trong mọi hoàn cảnh thì hoạt

động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi nhiệm vụ phải luôn được chú trọng. Bên cạnh đó công tác kiện toàn bộ máy trong mỗi giai đoạn cũng rất cần thiết, nhằm xây dựng bộ máy quản lý trật tự xây dựng nhà ở có sự thích ứng cao với các biến động về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng nhà ở chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở một cách thống nhất, khoa học

Hai là, nhân sự đảm nhiê ̣m chức năng quản lý trật tự xây dựng về xây dựng nhà ở

Trong quá trình quản lý trật tự xây dựng về xây dựng nhà ở, yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quan lý là đội ngũ cán bộ, công chức. Họ đóng vai trò quan trong trong điều hành quản lý nhà nước về trật tự xây dựng nhà ở, là những người được chính quyền giao quyền để giải quyết các công việc của nhân dân.

Đội ngũ quản lý trật tự xây dựng về xây dựng nhà ở được phân chia cụ thể: Đội ngũ công chức trong hệ thống hành pháp liên quan đến xây dựng nhà ở và đội ngũ chuyên trách cấp xã.

Đối với đội ngũ công chức trong hệ thống hành pháp liên quan đến xây dựng nhà ở: Là những người trực tiếp điều hành các hoạt động quản lý trật tự xây dựng nhà ở, họ phải có năng lực cao, trình độ chuyên môn giỏi và được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở, làm việc khoa học và có nhận thức hành động của mình là phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó đội ngũ này đòi hỏi được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động xây dựng nhà ở, không chỉ những kiến thức về chuyên môn mà cần những kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý quá trình xây dựng nhà ở.

Đối với đội ngũ chuyên trách cấp xã: Vì là cấp cơ sở nên mọi chủ trương, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có đi được vào thực tế cuộc sống hay không đa số đều qua mắt xích cuối cùng này. Tầm quan trọng đó đòi hỏi người

cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Trình độ, năng lực của họ là một trong những yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và đảm bảo ổn định chính trị ở nông thôn.

Cấp Trung

ương Chính phủ Bộ Xây dựng

Cấp tỉnh

UBND cấp tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng

Cấp huyện UBND cấp

quận, huyê ̣n

Phòng quản lý đô thi ̣, phòng Kinh tế và Ha ̣ tầng

Cấp xã UBND cấp

xã Cán bô ̣ đi ̣a chính

phường, xã

Nguồ n: Tá c giả Luận văn

Sơ đồ 1.1. Hê ̣ thống các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Ghi chú : : Trực thuô ̣c, tham mưu để thực hiê ̣n chức năng QLNN về hoạt đô ̣ng xây dựng;

1.2.2.3. Cấp, đình chỉ, thu hồi các giấy phép về xây dựng nhà ở

Giấy phép xây dựng nói chung và giấy phép xây dựng nhà ở nói riêng là mô ̣t văn bản pháp lý của Nhà nước chấp nhâ ̣n mô ̣t công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiê ̣n về mă ̣t kiến trúc, xây dựng kết cấu ha ̣ tầng an toàn…, theo luâ ̣t đi ̣nh và đươ ̣c phép khởi công xây dựng.

Việc cấp phép xây dựng nhà ở là mô ̣t biê ̣n pháp kiểm soát về mă ̣t kiến trú c, cảnh quan, sử du ̣ng kết cấu ha ̣ tầng, không gian liền kề và không gian công cộng mô ̣t cách cu ̣ thể, có thể kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công (hậu kiểm). Hiê ̣n nay, cấp phép xây dựng là biê ̣n pháp quản lý và kiểm soát hoạt đô ̣ng xây dựng không chỉ phát triển ở Viê ̣t Nam mà còn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định cụ thể: Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Có hai loại giấy phép là giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng và giấy phép xây dựng theo giai đoạn được cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

Công tác quản lý xây dựng nhà ở theo giấy phép xây dựng là mô ̣t nô ̣i dung có ý nghĩa quan tro ̣ng trong lĩnh vực quản lý trâ ̣t tự xây dựng. Thông qua việc cấp giấy phép xây dựng cũng như viê ̣c quản lý xây dựng theo giấy phép đươ ̣c cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo trâ ̣t tự xây dựng đươ ̣c thực hiện mô ̣t cách nghiêm túc, cảnh quan kiến trúc đô thi ̣, chất lượng công trình xây dựng đươ ̣c đảm bảo. Chính vì vâ ̣y pháp luâ ̣t về xây dựng đã quy đi ̣nh về cấp phép, đình chỉ, thu hồi các giấy phép xây dựng nhà ở cụ thể như sau:

a) Vềcấp cá c giấy phép xây dựng nhà ở quy định tại Điều 102, Luật Xây

dựng 2014, quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng.

Một là, các quy đi ̣nh về quy trình, hồ sơ, điều kiê ̣n được cấp phép xây dựng nhà ở và các nô ̣i dung giấy phép xây dựng nhà ở theo thẩm quyền:

Chủ đầu tư nô ̣p 02 bô ̣ hồ sơ đề nghi ̣ cấp giấy phép xây dựng nhà ở, điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở cho cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền có trách nhiê ̣m tiếp nhâ ̣n hồ sơ củ a tổ chức, cá nhân; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhâ ̣n đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy đi ̣nh hoă ̣c hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiê ̣n hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy đi ̣nh.

Trong thờ i ha ̣n 07 ngày làm viê ̣c kể từ khi nhâ ̣n hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở phải tổ chức thẩm đi ̣nh hồ sơ, kiểm tra thực đi ̣a. Khi thẩm đi ̣nh hồ sơ, phải xác đi ̣nh loa ̣i hồ sơ còn thiếu , loa ̣i hồ sơ không đúng theo quy đi ̣nh hoă ̣c không đúng với thực tế để thông báo mô ̣t lần bằng văn bản đến chủ đầu tư để hoàn thiê ̣n, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thờ i ha ̣n làm viê ̣c 05 ngày, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiê ̣m thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiê ̣m bổ sung, hoàn thiê ̣n hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp viê ̣c bổ sung vẫn không đáp ứng được các nô ̣i dung theo thông báo thì trong thời ha ̣n 03 ngày làm viê ̣c, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

Căn cứ quy mô, tính chất, loa ̣i công trình và đi ̣a điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghi ̣ cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiê ̣m đối chiếu các điều kiê ̣n theo quy đi ̣nh để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực có liên quan đến công trình xây dựng theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t. Trong thời gian 12 ngày đối với công trình nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhâ ̣n được hồ sơ, các cơ quan nhà nước được hỏi ý kiến có

trách nhiê ̣m trả lời bằng văn bản về nô ̣i dung thuô ̣c chức năng quản lý của mình, sau thời ha ̣n nêu trên nếu cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chi ̣u trách nhiê ̣m về những nô ̣i dung thuô ̣c chức năng quản lý củ a mình. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà ở căn cứ các quy đi ̣nh hiê ̣n hành để quyết đi ̣nh viê ̣c cấp giấy phép xây dựng nhà ở.

Kể từ ngày nhâ ̣n đủ hồ sơ hơ ̣p lê ̣, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở phải xem xét để cấp giấy phép trong thời ha ̣n 15 ngày. Trường hợp đến thời ha ̣n cấp phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy xây dựng nhà ở phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét, chỉ đa ̣o thực hiê ̣n nhưng không đươ ̣c quá 10 ngày kể từ ngày hết ha ̣n theo quy đi ̣nh.

Hai là , về điều kiê ̣n đươ ̣c cấp phép xây dựng nhà ở:

Bảo đảm các quy đi ̣nh về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vê ̣ các công trình giao thông, thủy lơ ̣i, đê điều, năng lươ ̣ng, khu di sản văn hóa, di tích li ̣ch sử - văn hóa và khu vực bảo vê ̣ các công trình khác theo quy đi ̣nh củ a pháp luâ ̣t;

Bảo đảm tuân thủ quy đi ̣nh của quy chế quản lý đô thi ̣, kiến trúc đô thi ̣ (nếu có); Các công trình nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải đảm bảo mâ ̣t đô ̣ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loa ̣i xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường;

Công trình sửa chữa cải ta ̣o không làm ảnh hưởng về kết cấu, khoảng cách đến các công trình lân câ ̣n (cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vê ̣ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ..), khoảng cách theo quy đi ̣nh với công trình vê ̣ sinh, kho chứa hóa chất đô ̣c ha ̣i, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trườ ng;

Công trình xây dựng đươ ̣c cấp phép phải nằm đúng vi ̣ trí đất có mu ̣c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý trật tư xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)