Thu hút sự tham gia của người dân vào kiểm soát quản lý trật tự xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý trật tư xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 85)

dựng nhà ở trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng vào quá trình kiểm soát quản lý của nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. Người dân tham gia vào hoạt động QLNN và xã hội là một nội dung quan trọng trong đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, đây là một yêu cầu, một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của BMNN. Muốn phát triển và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì phải coi trọng việc thực hiện sự tham gia của người dân vào QLNN và xã hội. Vì vậy, đây chính là trách nhiệm của nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng. Việc xây dựng các giải pháp để thu hút sự tham gia của người dân phải xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân chủ và vai trò của người dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Phần lớn đối với những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng nhà ở được thể hiện rất rõ bởi nó được biểu hiện ra bên ngoài là những công trình xây dựng mà bằng mắt thường ai cũng có thể nhìn thấy được, không dễ gì che dấu như những hành vi pháp luật khác. Quần chúng nhân dân đặc biệt là những người sinh sống và làm việc ở khu vực gần với công trình bị vi phạm sẽ rất dễ phát hiện. Do vậy, cần phải huy động được quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin về những hành vi này; cung cấp số điện thoại đường dây nóng để nhân dân có thể kịp thời và dễ dàng phản ánh các hành vi vi phạm trật tự xây dựng đến cho các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cần có các hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức cá nhân thực hiện tốt để nêu gương.

Pháp luật cần quy định cụ thể các hình thức, cơ chế, cách thức tham gia của người dân về trực tiếp và gián tiếp. Việc thu hút sự tham gia của người dân chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi sự liên kết giữa chính quyền địa phương và người dân được chặt chẽ vì vậy cần phải xây dựng niềm tin từ phía người dân, gắn bó với dân; mở rộng đối thoại trực tiếp đối với người dân và cấp lãnh đạo; nâng cao chất lượng các cuộc họp dân.

Người dân chỉ tham gia và tham gia có hiệu quả khi họ có đầy đủ những thông tin. Trước hết, phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị phải được coi là một giải pháp quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng nhà ở một cách nghiêm túc và có ảnh hưởng lâu dài trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân đồng thời khi người dân ý thức được pháp luật, nắm rỏ đựơc pháp luật xây dựng mới có thể tham gia vào việc kiểm soát quản lý trật tự xây dựng nhà ở. Đồng thời UBND huyện cần tiến hành công khai minh bạch các thông tin về xây dựng để người dân nắm bắt kịp thời và tăng cường công tác giải trình những vấn đề người dân thắc mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

Người dân tăng cường công tác giám sát các hoạt động của cơ quan chức năng và những người có liên quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở như có thể tận dụng sức mạnh công nghệ truyền thông đại chúng bằng việc huyện lập một website về trật tự xây dựng. Thường xuyên cập nhật thông tin, thu hút người dân tham gia tương tác với trang web, cần phải đặt vị trí, vai trò của người dân làm chủ thể. Khi người dân quan sát phản ánh, chụp ảnh khu vực, ví trị nào mà có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng gửi về website và bày tỏ ý kiến đóng góp và nên khích lệ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khung lý thuyết quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện được trình bày ở chương 1 và thực trạng quản lý nhà nước về trật tự

xây dựng nhà ở tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk ở chương 2. Chương 3 đã hệ thống lại và đưa ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng nhà ở, góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Quản lý xây dư ̣ng nhà ở là tổng thể các nỗ lư ̣c của các chủ thể quản lý đi ̣nh hướng, giám sát, hỗ trơ ̣ và can thiê ̣p đến các hoa ̣t đô ̣ng xây dư ̣ng nhà ở nhằ m đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu phát triển, bảo vê ̣ đươ ̣c quyền lợi hơ ̣p pháp củ a chủ thể xây dư ̣ng, duy trì trâ ̣t tự pháp luâ ̣t và thư ̣c thi chức trách của cơ quan quản lý.

Quản lý trâ ̣t tư ̣ xây dư ̣ng nhà ở là hoa ̣t đô ̣ng liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, các thành phần kinh tế trong xã hô ̣i. Trong điều kiện nền kinh tế vâ ̣n hành theo cơ chế thi ̣ trường, công tác quản lý trâ ̣t tự xây dựng nhà ở do cơ quan hành chính thực hiê ̣n càng phải nhanh chóng, chính xác, tiết kiê ̣m hơn.

Thời gian qua, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng, UBND huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và quản lý trật tự xây dựng nhà ở nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn; quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách quản lý xây dựng; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, góp phần hạn chế vi phạm trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại; những thành công và hạn chế chỉ dừng lại ở những báo cáo nội bộ giữa các cơ quan chuyên môn chứ chưa đựơc nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên đi ̣a bàn huyê ̣n Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” là vấn đề cần thiết hiện nay.

Trên cơ sở nhìn nhận khách quan những mặt hạn chế và tìm hiểu thực trạng quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, vận dụng những lý luận về quản lý trật tự xây dựng nhà ở, tác giả đề xuất những định hướng, giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự giúp đở tận tình từ các động nghiệp và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, nhưng sự hiểu biết chung của bản thân còn hạn chế và sự nghiên cứu chưa rộng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chia sẽ của các thầy cô và những người quan tâm đến lĩnh vực trật tự xây dựng nhà ở để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chử Thi ̣ Kim Anh (2014), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ ngành Lý luâ ̣n và li ̣ch sử nhà nước và pháp luâ ̣t, Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thi ̣ trên đi ̣a bà n quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

2. Nguyễn Trịnh Minh Anh (2011), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Hành chính công, Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng trên đi ̣a bàn huyê ̣n Hóc Môn, thà nh phố Hồ Chí Minh.

3. Quân Ngọc Anh (2009), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Luâ ̣t ho ̣c, Hoà n thiê ̣n pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hê ̣ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nôi.

4. Bộ Xây dựng, Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015

quy đi ̣nh về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ;

5. Bộ Xây dựng, Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 củ a hướng dẫn về cấp phép xây dựng;

6. Chính phủ, Nghị định 139/2017/NĐ-CP,Ngày 27/11/2017 quy đi ̣nh xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến kinh doanh, khoá ng sản làm vật liê ̣u xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liê ̣u xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

7. Chính phủ, Nghi ̣ đi ̣nh 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy đi ̣nh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

8. Chính phủ, Nghi ̣ đi ̣nh số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về dự án đầu tư xây dựng;

9. TS. Võ Kim Cương (2013), Quản lý phát triển đô thi ̣, ý tưởng và trải nghiệm. Nhà xuất bản Thanh niên.

10.Tác giả Thái Duy (2008),Quản lý nhà trên giấy chưa theo ki ̣p thi ̣ trường - Bá o Diễn đàn doanh nghiê ̣p ngày 11- 01-2008.

11.PGS.TS. Phạm Kim Giao (2013), Giá o trình Quản lý nhà nước về Đô thi ̣.

Nhà xuất bản Khoa ho ̣c và Kỹ thuâ ̣t Hà Nô ̣i.

12.Nguyễn Viết Hà (2014), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Kinh tế, Nghiên cứ u giải pháp quản lý trật tự xây dựng nhà ở trên đi ̣a bàn huyê ̣n Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

13.Nguyễn Đình Hưng (2014), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Hành chính công,

Đổi mới, phân công, phân cấp, phối hợp về quản lý quy hoạch xây dựng đô thi ̣ (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh).

14.Bùi Huy Hoàng (2013), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Hành chính công, Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đi ̣a bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

15.Chu Việt Hùng (2013), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Luâ ̣t Hành chính, Cá c biê ̣n pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

16.Võ Thi ̣ Kim Hoàng (2008), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Hành chính công,

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.

17.PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thi ̣ các nước đang phá t triển. Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nô ̣i

18.Niên giám Thống kê huyện Krông Búk năm 2018.

19.Nguyễn Thanh Long (2017), Luận văn tha ̣c sĩ Quản lý Công, Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thi ̣ tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

20.Tác giả Nguyễn Hồng Quân (2003), “Tăng cường Quản lý nhà nước về xây dựng đáp ứng tiến trình Công nghiê ̣p hóa – Hiê ̣n đa ̣i hóa - Tạp chí Cộng sản số 32 - 2003.

21.Trương Quang Thao (2007), Đô thi ̣ học – Những khái niê ̣m. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nô ̣i.

22.Trịnh Hồng Mai (2016), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Công, Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẽ đô thi ̣ ở quận Hai Bà Trưng, thà nh phố Hà Nội.

24.Tác giả Như Nghĩa (2008),“Sáu năm chờ giấy chủ quyền”– Bá o Pháp Luật ngày 15 - 10 - 2008.

25.Tác giả Đỗ Văn Phú (2001), “Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục viê ̣c cấp giấy chứng nhâ ̣n quyền sở hữu nhà ở (hoă ̣c đất ở) ở đô thi ̣ qua thực tế ở tỉnh Sóc TrăngTạp chí Đi ̣a Chính số 6 - 2001.

26.Nguyễn Văn Phán (2016), Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lý Đô thi ̣ và Công trình,

Quản lý trật tự xây dựng trên đi ̣a bàn huyê ̣n Thạch Thất, Hà Nội.

27.Quốc hội nước Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2013), Hiến pháp năm 2013;

28.Quốc hội nước Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhà ở;

29.Quốc hội nước Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng;

30.ThS. Nguyễn Thị Kim Uyên (2011), Giá o trình Đại cương Quản lý nhà nước.

31.UBND tỉnh Đắk Lắk, Quyết đi ̣nh số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 ban hà nh quy đi ̣nh về cấp phép xây dựng trên đi ̣a bàn tỉnh Đắk Lắk;

32.Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuâ ̣n (2016), chuyên đề Quản lý trật tự xây dựng trên đi ̣a bàn nông thôn.

33.UBND huyện Krông Búk (2016) Báo cáo công tác kết quả rà soát công tác lập và quản lý quy hoạch và đè xuất giải pháp khắc phục trên địa bàn

huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

34.Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Krông Búk (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng công tác năm 2017 của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

PHỤ LỤC 1

(Các biểu mẫu sử dụng trong quy trình cấp phép xây dựng nhà ở của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk)

Mẫu 1: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (sử dụng cho công trình không theo tuyến).

Mẫu 2: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (sử dụng cho công trình quảng cáo).

Mẫu 3: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở (sử dụng cho nhà ở riêng lẻ).

Mẫu 4: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (sử dụng cho cải tạo/ sửa chữa nhà ở, công trình).

Mẫu 5: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nông thôn.

Mẫu 6: Báo cáo về cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép (tháng, quý, 6 tháng, năm).

Mẫu 7: Bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng. Mẫu 8: Giấy cam kết không có tranh chấp, khiếu nại về ranh giới đất.

MẪU 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến)

Kính gửi: ...

1. Thông tin về chủ đầu tư: - Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): ...

- Người đại diện: ... Chức vụ (nếu có): ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Số nhà: ... Đường/phố ... Phường/xã ...

- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ...

- Số điện thoại: ...

2. Thông tin công trình: - Địa điểm xây dựng: ...

- Lô đất số: ... Diện tích ... m2. - Tại số nhà: ... Đường/phố ... - Phường/xã ... Quận/huyện ... - Tỉnh, thành phố: ... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: - Loại công trình: ... Cấp công trình: ... - Diện tích xây dựng: ... m2.

- Cốt xây dựng: ...m

- Tổng diện tích sàn: ... m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

- Chiều cao công trình: ... m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ...

- Tên đơn vị thiết kế: ...

- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ... Cấp ngày ...

- Tên chủ nhiệm thiết kế: ...

- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ... do ... Cấp ngày: ...

- Địa chỉ: ...

- Điện thoại: ...

- Giấy phép hành nghề số (nếu có): ... cấp ngày ...

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ... tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý trật tư xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)