Nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân người giáo viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIÁO VIÊN các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn QUẬN hải CHÂU, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 46 - 49)

• Nhu cầu cá nhân của giáo viên

Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu khác nhau, đây là một yếu tố quan trọng để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Tại mỗi khoảng thời gian, không gian nhất định, mỗi cá nhân giáo viên có một nhu cầu khác nhau. Trong những nhu cầu đó, nhu cầu nào đã đã đạt được sẽ không còn mang lại động lực. Thay vào đó, nhu cầu bậc cao hơn sẽ là động cơ thúc đẩy hành vi của người giáo viên. Mỗi cá nhân giáo viên đều tiềm ẩn trong mình những nhu cầu và luôn tìm cách thỏa mãn nó thông qua các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể, công tác xã hội …

• Mục tiêu và giá trị cá nhân của giáo viên

Mục tiêu là những mục đích mà cá nhân người giáo viên hướng tới. Mục đích là những nhân tố kích thích hành động của các giáo viên. Mỗi cá nhân đều mang trong mình một hệ thống giá trị. Giá trị này có thể hiểu là trình độ, hay cũng là hình ảnh, vị thế, vai trò của thầy cô trong trường, lớp, toàn xã hội. Hệ thống giá trị này chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng văn hóa xã hội, văn hóa trường, lớp và nó chi phối hành vi, thái độ của đối với các hiện tượng khác. Nhiều nhà nghiên cứu như Brown (1992), Kyriacou & Kobori (1998) và Chueneetal (1999) đã tập trung tìm ra các lí do theo đuổi nghề giáo viên [ 27]. Những lí do này được chia thành ba nhóm chính:

- Mong muốn đóng góp cho cộng đồng: Nhóm người này xem nghề giáo là một nghề cao quý có thể giúp ích được nhiều cho xã hội. Họ mang trong mình mong muốn dạy dỗ các thế hệ sau để giúp chúng trở nên thành công hơn và đóng góp phần nào vào công cuộc phát triển chung của đất nước.

- Động cơ nội tại: Nhóm này bao gồm những người mong muốn có cơ hội tham gia các hoạt động trực tiếp giảng dạy hoặc các hoạt động liên quan đến

việc giảng dạy. Họ muốn áp dụng những kiến thức và kĩ năng của mình vào các hoạt động giảng dạy thực tế.

- Động cơ ngoại tại: Nhóm này bao gồm những người bị tác động bởi những lí do bên ngoài như trở thành giáo viên vì áp lực/mong muốn từ gia đình, vì thích có kì nghỉ dài (nghỉ hè 3 tháng), nghề giáo là nghề cao quý luôn được tôn trọng trong xã hội, v…v.

• Đặc điểm tính cách

Tính cách con người là sự kết hợp của các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người. Nó được biểu thị thành thái độ của người giáo viên đối với gia đình, học sinh, bạn bè, đồng nghiệp và đối với toàn xã hội nói chung. Tính cách không phải do di truyền mà là hiệu quả của sự tác động của giáo dục, sự rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp từ phía trường, lớp, nơi mà giáo viên công tác, giảng dạy. Khi xác định được mỗi tính cách của thầy cô thì nó sẽ là cơ sở để tìm ra cách mang lại động lực cho họ.

 Thái độ, ý thức cá nhân người giáo viên

Đó là cách nhìn nhận, thể hiện của mỗi cá nhân người giáo viên đối với các sự vật, sự việc diễn ra. Cách nhìn nhận có thể là tích cực, hay tiêu cực tuỳ thuộc vào cách đánh giá trong từng hoàn cảnh cụ thể và đánh giá mực độ tạo động lực khác nhau.

 Khả năng, năng lực, trình độ của mỗi giáo viên

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao. Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc tính tâm lý của một cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao. Đánh giá đúng năng lực và khả năng của người giáo viên là cơ sở tốt nhất để phát huy hiệu

quả giảng dạy. Các giáo viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi họ được làm đúng với năng lực, khả năng của mình vì họ có thể chắc chắn rằng họ có thể hoàn thành công việc đó tốt nhất, nếu không, với những công việc mà họ biết chắc rằng dù họ có cố gắng thì cũng không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất được thì họ sẽ cảm thấy bất mãn và không muốn làm việc.

 Sự khác biệt của cá nhân mỗi giáo viên

Cá nhân giáo viên này có thể phân biệt với cá nhân giáo viên khác thông qua đặc điểm của từng cá nhân. Các đặc điểm này có từ khi con người mới sinh ra và cũng chịu sự tác động qua lại của môi trường. Trong công tác giảng dạy có cá nhân giáo viên tính tình vui vẻ, yêu thích lao động chăm chỉ làm việc, nhiệt tình với học sinh, tâm huyết với công việc. Nhưng cũng có cá nhân giáo viên thụ động và ỷ lại, không tâm huyết, nhiệt tình với học sinh. Đặc điểm cá nhân nhiều khi do tính cách quy định nên nó có ảnh hưởng lớn trong công tác tạo động lực. Đây là nhóm yếu tố bao gồm giới tính, tuổi, tôn giáo, địa vị….tất cả những điểm khác nhau khiến việc tạo động lực làm việc cho giáo viên cũng khác nhau. Sự khác nhau về giới tính cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc của chính người giáo viên. Thầy giáo thường có sức khoẻ hơn, có tính quyết đoán, năng động và sáng tạo trong công việc, chịu được áp lực cao; ngược lại, cô giáo là những người làm việc chăm chỉ, cẩn thận, dẻo dai, nhạy cảm, tế nhị, chăm sóc và yêu thương hơn thầy giáo vì thế mức độ thực hiện công việc của họ là khác nhau. Sự khác biệt về tuổi tác cũng tạo ra hiệu quả làm việc khác nhau. Các giáo viên trẻ tuổi có lòng nhiệt tình trong công việc, có kiến thức mới và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn. Tuy nhiên, các vị trí nghiên cứu khoa học, các công tác giảng dạy,… thì cần sử dụng nhân lực là những người có thâm niên, có kinh nghiệm vì họ đã nhiều năm tham gia vào lĩnh vực này, điều này có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIÁO VIÊN các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn QUẬN hải CHÂU, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 46 - 49)