Giáo viên trường trung học và nhiệm vụ giáo viên trường trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIÁO VIÊN các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn QUẬN hải CHÂU, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 50 - 93)

1.6.1. Giáo viên trường trung học.

Điều 30 ,Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo qui định: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ( bí thư, phó bí thư hoặc trợ lí thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.”

1.6.2. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học :

Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học được qui định rõ ở Điều 31, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo

*Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

* . Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

* Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường. * Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

* Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Tiểu kết chương I

Chương I , tác giả đã tập trung trình bày những khái niệm cơ bản liên quan đến động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động ; các học thuyết về tạo động lực làm việc; vai trò của tạo động lực làm việc cho người lao động đối một tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người giáo viên trong hệ thống trường công lập.

Tính chủ động , sáng tạo trong công việc; năng suất chất lượng và hiệu quả công việc; lòng trung thành, mức độ hài lòng của người lao động trong công việc là những tiêu chí quan trọng để đánh giá động lực của người lao động.

Các vấn đề lý luận ở chương I chính là cơ sở để tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của địa phương và mạng lưới trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Quận Hải Châu là một trong những quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 07/CP, ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên: 23,259 km2, dân số 212.273 người, có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng.

+ Phía Bắc giáp với Vịnh Đà Nẵng

+ Phía Tây giáp quận Thanh Khê và một phần quận Cẩm Lệ + Phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn + Phía Nam giáp với quận Cẩm Lệ.

Về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội:Với đặc điểm thuận lợi về đất đai, thời tiết, khí hậu, sông ngòi. Là quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ hướng ra biển Đông.Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đóng trên địa bàn quận. Quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt, nhất là về thương mại, du lịch và dịch vụ.

Quận Hải Châu có 13 phường trực thuộc (Thanh Bình, Thuận Phước, Thạch Thanh, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh, Hoà Thuận Tây, Hòa Thuận Đông, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hòa Cường Bắc và Hòa Cường Nam). Hiện nay, UBND quận có 12 cơ quan chuyên môn( Văn phòng HĐND và UBND quận, Phòng Y tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tư pháp, Thanh tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo ) và 44 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) và 06 đơn vị sự nghiệp khác.

Mạng lưới trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hải Châu gồm có 10 trường: Tây Sơn,Trần Hưng Đạo, Lí Thường Kiệt,Sào Nam, Trưng Vương, Nguyễn Huệ, Kim Đồng, Lê Hồng Phong , Lê Thánh Tôn, Hồ Nghinh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức , quản lí các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu:

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính quận Hải Châu .( Nguồn : Sở Nội Vụ thành phố Đà Nẵng )

UBND QUẬN HẢI CHÂU

CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1.Văn phòng HĐND và UBND quận. 2. Phòng Y tế.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch.4.Phòng Kinh tế. 5.Phòng Quản lý đô thị. 6. Phòng Nội vụ.

7. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

8. Phòng Văn hóa và Thông tin. 9.Phòng Tư pháp

10.Phòng Thanh tra.

11.Phòng Tài nguyên và Môi trường. 12. Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1.Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo: - 16 trường mầm non. - 18 trường tiểu học. - 10 trường Trung học cơ sở. 2.Đơn vị sự nghiệp khác : - Gồm 6 đơn vị + Trung tâm DSKHHGĐ + Đội kiểm tra QTTĐT, + Trung tâm VHTT

+ Ban quản lí chợ Mới Hòa Thuận. + Bản quản lí Chợ Nguyễn Tri Phương.

+ Ban quản lí Xây dựng cơ bản

Căn cứ vào sơ đồ trên có thể thấy các trường THCS trên địa bàn quận thuộc đơn vị sự nghiệp giáo dục và chịu sự quản lí trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận Hải Châu. Tuy nhiên Thông tư liên tịch số: 11/2015/TTLT-BGDĐT- BNV của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2015 cũng nêu rõ vị trí, chức năng, quyền hạn của Phòng giáo dục quận như sau :

Điều 6 : Vị trí và chức năng :

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục ở địa phương; b) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục ở địa phương;

c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ

thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông, trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) ở địa phương theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài), đối với: Trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; công nhận việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục.

4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với

Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Kiểm tra chuyên ngành theo hướng dẫn của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; phối hợp với thanh tra huyện, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra về giáo dục và đào tạo ở địa phương.

7. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

9. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

10. Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện.

11. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

12. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi, trách nhiệm và thẩm

quyền của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

13. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý giáo dục và đào tạo đối với cán bộ, công chức xã được phân công phụ trách, theo dõi công tác giáo dục ở địa phương.

15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO GIÁO VIÊN các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn QUẬN hải CHÂU, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 50 - 93)