Bảo đảm quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm Sát nhân dân phải gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can Đối tượng phạm tội chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và

1. Quan điểm bảo đảm quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

1.4. Bảo đảm quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm Sát nhân dân phải gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các cơ

Kiểm Sát nhân dân phải gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các cơ quan tố tụng trên cơ sở nguyên tắc phân công rành mạch nhưng có sự phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thực hiện quyền tư pháp

Nghị quyết 49 –NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhận định rằng tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý, cùng với những mặt hạn chế nên trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, với tính chất hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn cụng tố với hoạt động điều tra”. [5]

Hiện nay, các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực, đã thiết lập hệ thống cơ quan tố tụng gồm 4 cấp. Do vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, đặt ra phương hướng tổ chức Tòa án và Viện kiểm sát vừa kết hợp theo trình tự tố tụng, vừa kết hợp với đơn vị hành chính bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tương đương là VKSND tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao, tương đương là VKSND cấp cao, chuyên môn làm nhiệm vụ phúc thẩm trên quy mô vùng (không có đơn vị hành chính tương đương, trước mắt được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh); Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tương đương là VKSND cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện, tương đương là VKSND cấp huyện.

VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân , bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. KSV là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm soát các hoạt động tư pháp.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra nhằm bảo đảm: “Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do,

danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật”. Theo đó, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, tham gia sớm hơn vào quá trình điều tra, ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm; quyết định các nhiệm vụ tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, chỉ đạo hoạt động điều tra theo trình tự tố tụng hình sự và yêu cầu pháp luật nhưng không can thiệp vào tác nghiệp điều tra của CQĐT.

Bổ sung các quy định về vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong tố tụng điều tra thông qua việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cũng như mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng buộc tội; phân định thẩm quyền quản lý hành chính và quyền hạn tố tụng của chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quy định rõ ràng, hợp lý, có trọng tâm giữa thực hiện chức năng công tố và chức năng KSĐT trong giai đoạn điều tra; xây dựng các quy định buộc Viện kiểm sát phải thể hiện tính có căn cứ, chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật trong yêu cầu điều tra và quyết định tố tụng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 83)