Nguyên tắc và phương thức thực hiện quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 36 - 52)

2. Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân đối với quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự

2.3. Nguyên tắc và phương thức thực hiện quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

2.3.1. Nguyên tắc thực hiện quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sư ̣là hê ̣thống các tư tưởng, quan điểm mang tính chỉ đạo trong viêc ̣ xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, giúp đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đúng luật, góp phần bảo vệ quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự.

Trong những nguyên tắc được quy định tại Chương 2 BLTTHS năm 2015 thì những nguyên tắc sau đây có ảnh hưởng quan trọng trong việc thực hiện quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự:

Một là, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 8 BLTTHS năm 2015 và là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền con người. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động tố tụng phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan điều tra chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, hạn chế và tước bỏ một quyền nào đó của công dân khi đã có những căn cứ và trong giới hạn quy định của pháp luật, đồng thời phải thường xuyên phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp khi áp dụng các biện pháp đó. Để thực hiện được nguyên tắc này cần phải có những quy định pháp luật làm cơ sở và cần phải có đội ngũ những người tiến hành hoạt động điều tra có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, người dân cũng phải được nâng cao ý thức pháp luâṭ để hiểu rõ hơn về quyền

và lợi ích hợp pháp của bản thân. [13].

Hai là, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Theo quy định của Điều 9 BLTTHS năm 2015 thì:

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Trong điều tra vụ án hình sự, nguyên tắc này được hiểu là: Người phạm tội, thì dù họ là ai cũng phải bị xử lý theo pháp luật hình sự. Việc khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án hình sự đều được tiến hành theo thủ tục, trình tự thống nhất do BLTTHS quy định, không có ngoại lệ vì lý do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội của bị can. Mọi bị can bất kể thành phần xuất thân đều được hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ tố tụng ngang nhau.

Ba là, nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Theo nguyên tắc này, trong điều tra vụ án hình sự, mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản; mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật. Trong điều tra vụ án hình sự, nguyên tắc này không cho phép những người tiến hành tố tụng có những việc làm trái pháp luật với bị can như: đánh, thóa mạ hoặc truy bức, dùng nhục hình đối với họ, khám xét, thu giữ tài sản một cách trái pháp luật; khám người mà không có

người cùng giới khám; hành hạ, ngược đãi phạm nhân ở trại giam; sử dụng vũ khí trái pháp luật trong khi làm nhiệm vụ, làm chết hoặc gây thương tích cho bị can…

Bốn là, nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

Điều 6 BLTTHS 2015 quy định:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang . Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của bị can.

Quy định này thể chế hóa các quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 và đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về chống tra tấn , đối xử tàn baọ , vô nhân đạo hoặc ha ̣nhục con người mà Việt Nam đã tham gia.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân đòi hỏi quy định cụ thể về thủ tục và căn cứ bắt người , giữ người trong trường hơp ̣ khẩn cấp. BLTTHS quy định ba trường hợp bắt người : bắt bị can, bị cáo để tạm giam , giữ người trong trường hợp khẩn cấp , bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tất cả các trường hợp bắt người đều phải được tiến hành theo đúng quy định của BLTTHS về thẩm quyền, căn cứ và thủ tục. Đây là bảo đảm quan trọng để công dân không bị bắt một cách trái pháp luật hoặc không có căn cứ. Mọi trường hợp bắt người trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền dân chủ của công dân và phải bị xử lý nghiêm khắc. Những người tiến hành hoạt động điều tra lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt giam người trái pháp luật phải chịu trách nhiệm hình

sự. Hành động truy bức, nhục hình bị nghiêm cấm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Năm là, nguyên tắc suy đoán vô tôị (Điều 13 BLTTHS 2015):

Theo nguyên tắc này, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Suy đoán vô tội là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự của mọi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo các quyền con người của người bị buộc tội. Nguyên tắc trên đòi hỏi những người tiến hành tố tụng một thái độ khách quan, không có định kiến trước là bị can đã phạm tội, để không bỏ qua hoặc coi nhẹ những chứng cứ gỡ tội cho họ, bảo đảm không làm oan người vô tội, đồng thời không bỏ lọt tội phạm.

Sáu là, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 16 của BLTTHS hiện hành, theo đó, bị can có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho bị can thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS.

Quyền bào chữa của bị can là quyền về tố tụng mà pháp luật dành cho họ để chống lại việc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì thế, bảo đảm quyền bào chữa của bị can là một nguyên tắc trong hoạt động điều tra rất quan trọng thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân, bảo đảm cho công tác điều tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ và ngăn

ngừa sự phiến diện, chủ quan trong những công tác đó. Những vi phạm quyền bào chữa của bị can như bức cung, nhục hình, ngăn cản người bị can khai, dọa dẫm… là những vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng và là căn cứ để hủy án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Bảy là, nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự

Đây là nguyên tắc xác định cụ thể trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn trong tố tụng hình sự. Thể chế hóa các quy định về chức năng của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, BLTTHS 2015 quy định:

VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội ( Điều 20 BLTTHS 2015).

Theo quy định này, nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát là bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội. Đây cũng chính là yêu cầu quan trọng trong việc bảo đảm quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự.

2.3.2. Các phương thức thực hiện quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Thứ nhất, thực hành quyền công tố và kiểm sát viêc ̣ khởi tố, điều tra các vu ̣ án hình sư ̣

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, VKSND được giao thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Hai chức năng này vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hê ̣chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau, không tách rời nhau, chính đặc điểm đó đã tạo nên tính thống nhất trong chức năng của VKSND.

Ở Việt Nam, VKSND là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Hai hoạt động này được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình điều tra vụ án hình sự.

Hoạt động THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của VKSND nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, ̣ không làm oan người vô tội; ̣ không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản và tự do, danh dư ̣và nhân phẩm một cách trái pháp luât; ̣ viêc ̣ điều tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật ; những vi phaṃ pháp luâṭ trong quá trình điều tra được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh; việc truy cứu trách nhiệm hình sư ̣đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật. [20, tr11,12].

Khởi tố vu ̣án và khởi tố bị can là việc nhà nước chính thức, công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thưc ̣ hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó. Theo quy định của Điều 151 BLTTHS năm 2015 thì “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định

việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết”.

Viêṇ kiểm sát nhân dân ra quyết định khởi tố vu ̣án hình sự trong trường hợp VKSND hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vu ̣án.

Quyền khởi tố vu ̣án không hoàn toàn độc lập thuộc các cơ quan có thẩm quyền điều tra, trừ VKSND. Theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có VKSND là cơ quan có chức năng THQCT, do đó, mọi quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên chỉ thực sự có hiệu lực khi được VKSND xem xét, quyết định theo quy định của Điều 151 BLTTHS năm 2015. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKSND có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. Quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKSND để xem xét quyết định việc điều tra. Yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKSND xem xét quyết định việc khởi tố.

Điều đó có nghĩa là, xét đến cùng, viêc ̣ khởi tố hay không khởi tố là do cơ quan THQCT quyết định. Nếu quyết định khởi tố vu ̣án hình sư ̣không có căn cứ, không có cơ sở để truy cứu trách nhiêṃ hình sư ̣thì VKSND, với tư cách là cơ quan THQCT, có quyền và trách nhiệm phải hủy bỏ. Trong trường hợp phát hiện có tội phạm mà cơ quan được quyền khởi tố vu ̣án ra quyết định không khởi tố vu ̣án thì VKSND có quyền và trách nhiêṃ hủy bỏ quyết định không khởi tố vu ̣án đó và ra quyết định khởi tố vu ̣án. Trường hơp ̣ quyết đ ịnh khởi tố vu ̣án của Hôị đồng xét xử không có căn cứ, VKSND có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên theo quy định của BLTTHS . Đối với những trường

hơp ̣ khác, VKSND có quyền yêu cầu khởi tố hoặc tự mình khởi tố vụ án và chuyển đến cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thẩm quyền.

Tóm lại, khởi tố vu ̣án, khởi tố bị can là những biện pháp THQCT, sau khi quyền công tố được phát động; đòi hỏi Cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra để làm rõ có tội phạm xảy ra hay không, xác định người thực hiện tội phạm. Hoạt động THQCT được thực hiện bởi VKSND trong giai đoaṇ điều tra bằng các biện pháp cụ thể sau đây:

Theo quy định của Điều 165 BLTTHS năm 2015, khi THQCT trong giai đoaṇ điều tra, VKSND có quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Đề ra yêu cầu và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra: là việc VKSND đề ra các yêu cầu tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập tài liệu , chứng cứ nhằm làm rõ có tội phạm xảy ra hay không hoặc làm rõ các tình tiết của vu ̣ án: làm rõ động cơ, mục đích phạm tội, mức đô ̣thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.... còn việc tiến hành các hoạt động điều tra đó như thế nào do Cơ quan điều tra tiến hành theo quy định.

Việc đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu xác minh có thể đươc ̣ thực hiện ngay khi có tin báo, tố giác tội phạm để làm rõ có tội phạm xảy ra hay không và sau khi khởi tố vu ̣án hình sự để làm rõ đối tượng phạm tội, có thể ngay trong quá trình điều tra để củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can và sau khi trả laị hồ sơ để điều tra hoặc điều tra bổ sung. Việc trả laị hồ sơ để điều tra bổ sung nhất thiết phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ yêu cầu và căn cứ trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, phạm vi THQCT bắt đầu từ khi khởi tố vu ̣án và kết thúc khi VKSND quyết định truy tố hoặc không truy tố người phaṃ tội ra Tòa án hoặc vu ̣án được đình chỉ theo quy định của pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 36 - 52)