Tình hình quyền của bị can trong việc trực tiếp điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can Đối tượng phạm tội chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và

3. Tình hình quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộ

3.3. Tình hình quyền của bị can trong việc trực tiếp điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm

án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm

Theo quy định tại Điều 42 khoản 1 điểm I BLTTHS 2015, kiểm sát viên có quyền trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này BLTTHS năm 2015 quy định rõ quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra của KSV trong chức năng, nhiệm vụ của KSV. Đồng thời quy định cụ thể các trường hợp KSV được trực tiếp hỏi cung bị can tại Điều 183; lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự tại các Điều 186, 187, 188; tiến hành đối chất tại Điều 189. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để KSV thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Từ thực tiễn xử lý các vụ án, KSV của Viện kiểm sát nhân dân Nam Từ Liêm đã kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, kiểm tra tài liệu xem căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đã đảm bảo hay chưa, có

cần bổ sung thêm nội dung gì nữa không để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hay không. Việc làm này được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ để tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm; tránh việc vội vàng và duy ý chí khi tham mưu phê chuẩn. Trường hợp còn băn khoăn về chứng cứ, tội danh, bị can kêu oan, có dấu hiệu Điều tra viên lấy lời khai không khách quan thì KSV trực tiếp lấy lời khai bị can, người làm chứng, người bị hại để làm căn cứ báo cáo lãnh đạo Viện cho ý kiến chỉ đạo.

KSV cũng tăng cường trao đổi thông tin về vụ án, xây dựng kế hoạch hoặc thống nhất những điểm chính về phối hợp công tác điều tra, kiểm sát điều tra: Khi quản lý và xử lý tin báo hoặc được phân công thụ lý vụ án, KSV đã nhanh chóng nắm chắc diễn biến hành vi phạm tội, kết quả điều tra, thu thập có trong hồ sơ vụ án để bàn với ĐTV xây dựng kế hoạch phối hợp công tác kiểm sát điều tra và điều tra. Trong đó đã nêu rõ những nội dung cần điều tra, thu thập chứng cứ, đối tượng phải xem xét, xử lý những vấn đề cần làm sáng tỏ thêm… Từ đó, thống nhất về thời gian, phương pháp thực hiện và dự kiến công tác phối hợp về sau. Trên cơ sở thảo luận giữa ĐTV và KSV để thống nhất chung về phương thức, cách thức giải quyết vụ án, nhanh chóng phát hiện ra những điểm chưa được làm sáng tỏ vụ án để trực tiếp hoàn thiện tài liệu bằng những hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS 2015.

Trong quá trình đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án các KSV Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm đã thống nhất được cách nghiên cứu, đọc thủ tục tố tụng kết hợp với tài liệu phản ánh chứng cứ, bởi những vụ án có nhiều hành vi thì lần lượt đọc từng hành vi từ trước đến sau, từ địa điểm gây án này đến địa điểm gây án khác, từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng này đến nhóm đối tượng khác sẽ nắm được vấn đề một cách xuyên suốt và có trình tự, giúp KSV có được đánh giá khách quan và chính xác về nội dung vụ án, có thể phát hiện ra được những dấu hiệu không khách quan và chính xác trong tài

liệu CQĐT thu thập từ đó trực tiếp thực hiện hoạt động điều tra của mình, làm sáng tỏ những vấn đề chưa được trong quá trình giải quyết vụ án.

KSV cũng tăng cường hội ý, tổng kết quá trình điều tra, xử lý vụ án để đánh giá kết quả điều tra, thu thập chứng cứ để thống nhất những nội dung và các bước phải làm tiếp theo. Trong đó, việc hội ý, hội báo thường xuyên giữa KSV và ĐTV là vấn đề quan trọng nhất, vì không ai có thể hiểu rõ hồ sơ vụ án, tiến độ điều tra, thu thập chứng cứ hơn ĐTV và KSV. Tại các cuộc hội ý này, ĐTV và KSV tự rà soát tiến độ điều tra, kết quả thu thập chứng cứ, các biểu hiện tố tụng được thể hiện trong hồ sơ như thế nào, có gì còn thiếu sót hoặc chưa làm rõ thì khắc phục ra sao? Đối với các vụ án khó, án phức tạp về chứng cứ, tội danh thì ĐTV và KSV đã đề nghị Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS chủ trì cuộc họp để xin ý kiến chỉ đạo. Thời gian tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết nhiệm vụ thường được thực hiện vào giai đoạn giữa của thời hạn điều tra hoặc vụ án sắp được kết thúc điều tra. Khi hội ý, sơ kết, tổng kết yêu cầu KSV nêu chính kiến của mình, đánh giá toàn diện về việc lập hồ sơ từ chứng cứ cho đến thủ tục tố tụng.

Ngoài việc tham gia kiểm sát hỏi cung, kiểm sát lấy lời khai nhân chứng, người bị hại cùng CQĐT, KSV Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm cũng trực tiếp ghi lời khai bị can, bị hại, người làm chứng đối với những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đông bị can tham gia, phạm tội nhiều lần, hành vi phạm tội diễn ra trong thời gian dài. Các KSV đã chú trọng hỏi cung các bị can là chủ mưu, cầm đầu, không nhận tội, không hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra đồng thời quan tâm đúng mức kiểm sát lấy lời khai người làm chứng, người bị hại. Có nhiều vụ án, vai trò của người làm chứng, người bị hại trở thành căn cứ để xác định một đối tượng hoặc nhiều đối tượng có phạm tội hay không nên việc KSV trực tiếp ghi lời

khai đã trở thành căn cứ quan trọng để việc điều tra vụ án được chính xác và kịp thời. Thực tiễn xử lý các vụ án hình sự cho thấy nhiều người làm chứng vì lý do chủ quan và khách quan nên khai báo thiếu trung thực, ổn định, nên việc KSV trực tiếp lấy lời khai giúp cho KSV đánh giá đúng hơn sự thật khách quan của vụ án, có hay không có sự kiện phạm tội, giá trị lời khai của người làm chứng, người bị hại như thế nào.

Trong từng vụ án cụ thể, các KSV đã có sáng tạo để lựa chọn nội dung và thời gian để thực hiện hoạt động điều tra hỏi cung, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu… Mặc dù trên địa bàn xảy ra nhiều vụ án, mỗi KSV thụ lý kiểm sát điều tra một lúc nhiều vụ, thậm chí là hàng chục vụ, nhưng các KSV đã phân bổ thời gian hợp lý để thực hiện hoạt động điều tra một cách đầy đủ và chất lượng. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, các KSV cũng đã sử dụng tối đa yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu gửi ĐTV tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 65 - 68)