Tăng cường hướng dẫn và thực thi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 83 - 89)

- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can Đối tượng phạm tội chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và

2. Giải pháp bảo đảm quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự Từ thực tiễn Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà

2.1. Tăng cường hướng dẫn và thực thi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

tụng hình sự năm 2015

Sau hơn 10 năm thực hiện, BLTTHS năm 2003 đã trở nên lỗi thời và lạc hậu, dẫn đến việc thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, ngày 27-11-2015 Quốc hội khóa XII đã thông qua BLTTHS năm 2015 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2018.

Bộ luật tố tụng hình sự được xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm mang tính chỉ đạo sau:

Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Đảm bảo quyền của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục để người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế tối đa các quy định chung chung, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba, việc xây dựng dự án BLTTHS phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003, tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập đặt ra qua thực tiễn.

Thứ tư, khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Thứ năm, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các luật mới được Quốc hội ban hành; nắm bắt các định hướng lớn trong các dự án luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp đang được soạn thảo nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình sửa đổi, bổ sung; nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến tố tụng hình sự mà Việt Nam là thành viên nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tư tưởng xuyên suốt của BLTTHS năm 2015 là vấn đề bảo vệ quyền con người của các chủ thể bị buộc tội, tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng hơn

trong việc xử lý tội phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả hơn đối với các hành vi xâm phạm quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự.

Để tiếp tuc ̣ triển khai và đưa BLTTHS năm 2015 vào thực tế và nâng cao hiêụ quả bảo đảm quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự của VKSND, cần phải triển khai đồng bộ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần tích cưc ̣ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS, sửa đổi các quy chế làm việc, quy chế nghiệp vụ của ngành cho phù hợp với BLTTHS năm 2015

Việc BLTTHS mới được ban hành, kéo theo rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành trước kia đã bị hết hiệu lực, trong đó có những văn bản quy định trực tiếp về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong viêc ̣ kiểm sát các hoạt động tư pháp trong điều tra vụ án hình sự. Các quy định này góp phần tích cực trong việc đảm bảo quyền bị can của VKSND trong điều tra vụ án hình sự, thể hiện sự kiểm sát chặt chẽ của VKSND với Cơ quan điều tra khi điều tra vụ án hình sự. Theo tôi trong thời gian tới, VKSND cần cùng các cơ quan tư pháp ở trung ương tiến hành xây dựng các văn bản sau:

VKSND cần cùng Bô ̣công an , Bô ̣quốc phòng thống nhất và ban hành Thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLTVKSNDTC-BCA-BQP về quan hê ̣phối hợp giữa CQĐT và VKSND trong điều tra các vu ̣án hình sự. Đây là thông tư rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc VKSND thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát điều tra. Tuy nhiên, khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, nhiều nội dung của Thông tư liên tịch này đã được quy định vào trong Bộ luật, đồng thời nhiều quy định của Thông tư trên không còn phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015 nên cần phải sửa đổi. Đây là yêu cầu quan trọng để VKSND có thể thực hiện tốt chức năng bảo vê ̣quyền bị can trong điều tra vụ

án hình sự.

VKSND cần cùng Bộ Công an , Bô ̣Quốc phòng, Bô ̣Nông nghiêp ̣ phát triển nông thôn, Bô ̣Tài chính ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Thông tư số 06/2013/TTLT-VKSND-TC-BCA-BQP-BNNPTNT-BTC về tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cũng tương tự như Thông tư 05, Thông tư 06 đã được ban hành trong giai đoạn thực hiện BLTTHS năm 2003 nên có nhiều điểm mới đã được quy định trong BLTTHS năm 2015 đồng thời có nhiều điểm đã trở nên không phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015. Do đó, VKSND tối cao cần phối hợp với các cơ quan trên để ban hành thông tư hướng dẫn vấn đề này trên thực tế để đảm bảo tốt hơn việc đảm bảo quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự.

Cần tiếp tục hoàn thiện Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Thông tư trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự, bảo vệ một nhóm đối tượng dễ bị tác động tới các quyền con người của nhóm này. Do đó, viêc ̣ sửa đổi Thông tư 01 nói trên trong bối cảnh có BLTTHS năm 2015 là cần thiết.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 lần đầu tiên quy định hỏi cung bị can tại CQĐT, nhà tạm giữ, trại tạm giam cần phải có băng ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đây là quy định được coi là đột phá trong việc bảo đảm quyền bị can trong việc tránh bị áp dụng các biện pháp bức cung, dùng nhục hình. Đây là quy định thể hiện rõ nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề đảm bảo quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự. Do đó, trên thưc ̣ tế, VKSNDTC cần phối hơp ̣ với Bộ Công an và Bô ̣Quốc phòng ban hành thông tư liên tịch quy định cụ thể về vấn đề trình tự, thủ tục, các biện pháp kỹ thuật

trong việc ghi âm, ghi hình, sư ̣tham gia của VKSND trong quá trình này, quá trình lưu giữ, việc khai thác các băng ghi âm, ghi hình để đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân của bị can, bị cáo trong quá trình hỏi cung, quá trình tranh tụng.

Về các quy chế nghiệp vụ, quy chế làm việc: hiện nay, Viện kiểm sát tối cao đang tiến hành rà soát để bổ sung, sửa đổi các quy chế trên. Sau khi chính thức thông qua và ban hành các quy chế, Viện kiểm sát các cấp cần tổ chức triển khai thực hiện ngay đồng bộ với việc triển khai thực hiện BLTTHS từ ngày 01/1/2018.

Thứ hai, cần đảm bảo thực thi tốt các quy định của BLTTHS về bảo vê ̣ quyền bị can của VKSND trong điều tra vụ án hình sự

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng hình sư ̣về bảo vệ quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng. Tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền bị can là sự kiềm chế của các chủ thể quan hê ̣pháp luật để không vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Chấp hành các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bảo vê ̣quyền bị can là sự thực hiện các nghĩa vụ pháp luật bằng những hành vi tích cực của các chủ thể. Sử dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về viêc ̣ bảo vê ̣quyền bị can là thực hiện các quyền pháp định của các chủ thể quan hê ̣trong đó thực thi đúng đắn, đầy đủ các nghĩa vụ quy định. Áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền bị can là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm vận dụng các quy định của pháp luật tố tụng cho từng cá nhân, tổ chức cụ thể.

cho việc thực thi nghiêm chỉnh, đúng đắn các quy định của BLTTHS về bảo đảm quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự. Đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của BLTTHS. Trong đó VKSND các cấp cần thực hiện đầy đủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, ̣quyền hạn của mình để bảo vê ̣quyền bị can trong điều tra vụ án hình sự. Các quy định về nhiệm vụ quyền hạn trong THQCT và kiểm sát điều tra cần được thực hiện một cách đầy đủ.

Mặc dù BLTTHS quy định rất nhiều về các biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng tại quận Nam Từ Liêm cho thấy, một số quy định về các biện pháp ngăn chặn của BLTTHS còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và gây khó khăn trong việc giải quyết các vụ án vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTHS để hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và tôn trọng quyền con người cụ thể:

Thứ nhất, Về vấn đề phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Qua thực tiễn áp dụng cho thấy trong các trường hợp bắt khẩn cấp được BLTTHS quy định thì sau khi việc bắt khẩn cấp đã được thực hiện và Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của người bị bắt, thì Viện kiểm sát mới xem xét, quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Đây là điều không hợp lý vì việc bắt khẩn cấp là một hoạt động độc lập với hoạt động tạm giữ. Sau khi bắt khẩn cấp sẽ là việc xem xét có tạm giữ người bị bắt hay không cho nên việc phê chuẩn của Viện kiểm sát sau khi việc bắt khẩn cấp đã được thực hiện thực chất là phê chuẩn việc tạm giữ đối với người đã bị bắt khẩn cấp vì nếu Viện kiểm sát phê chuẩn thì người bị bắt khẩn cấp sẽ bị tạm giữ, còn nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì người bị bắt khẩn cấp sẽ phải được trả tự do. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng sửa đổi quy định

về việc Viện kiểm sát phê chuẩn bắt khẩn cấp bằng việc Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giữ.

Thứ hai, Về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam và ra lệnh tạm giam. Trong số các biện pháp ngăn chặn thì biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất, nó tác động đến một trong những quyền cơ bản nhất của công dân là quyền tự do về thân thể. Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật tố tụng hình sự các nước quy định đối tượng được quyền quyết định áp dụng biện pháp này rất hạn chế. Theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 113, những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam và ra lệnh tạm giam bao gồm cả Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Toà án các cấp. Theo chúng tôi, quy định phạm vi chủ thể được ra lệnh tạm giam như vậy là quá rộng. BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng chủ thể được ra lệnh tạm giam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)