Tình hình quyền của bị can trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 57 - 63)

- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can Đối tượng phạm tội chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và

3. Tình hình quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộ

3.1. Tình hình quyền của bị can trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm

công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Theo số liêụ thống kê, kể từ khi thành lập tháng 4/2014 đến năm 2017 Viện KSND quận Nam Từ Liêm đã khởi tố 1195 vụ án hình sự các loại, với

1759 bị can. Đây là số lượng vụ án và bị can lớn, đứng thứ 4 trong số 30 quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.

Trong thực hiện các nhiệm vụ công tác hàng năm của mình, VKSND quận Nam Từ Liêm đã quan tâm chú trọng đến nhiều công tác nghiệp vụ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác đã đặt ra và đồng thời qua đó bảo vệ tốt quyền của bị can trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Kết quả hoạt động bảo đảm quyền bị can của Viện kiểm sát quận Nam Từ Liêm trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự đạt được những kết quả sau:

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, VKSND quận Nam Từ Liêm đã quan tâm, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp tăng cường các biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi phát hiện tội phạm và trong suốt quá trình điều tra; luôn bám sát mọi hoạt động tố tụng, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh. Kiểm sát viên tăng cường tham gia trong quá trình hỏi cung bị can của CQĐT, đảm bảo cho việc Điều tra viên phổ biến những quyền của bị can và thực hiện đầy đủ những quyền đó. Khi phát hiện những thiếu sót, vi phạm đã nhanh chóng yêu cầu

CQĐT khắc phục, đảm bảo việc xử lý vụ án toàn diện có căn cứ, đúng pháp luật và đảm bảo tất cả các quyền của bị can được quy định trong luật thực hiện đầy đủ. Khi xem xét phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT, nếu đủ căn cứ thì yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ; nếu thấy không có căn cứ sẽ kiên quyết không phê chuẩn hoặc yêu cầu hủy bỏ quyết định theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bắt, bị khởi tố không nhận tội, tài liệu, chứng cứ có mâu thuẫn hoặc chưa rõ, thì trước khi xem xét phê chuẩn các Kiểm sát viên đều trực tiếp lấy lời khai người bị bắt. Trong trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác, có sự phối hợp chặt chẽ với CQĐT cùng cấp, không để bị can phạm tội mới, bỏ trốn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác .

Quá trình khởi tố, điều tra, đã tích tực đề ra yêu cầu điều tra, trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa khởi tố, kiên quyết yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm chống bỏ lọt tội phạm.

Trong những vu ̣án có luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật, VKSND đã chủ động tạo điều kiện tốt nhất để người bào chữa nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong giai đoạn điều tra vụ án; tôn trọng và nghiêm túc xem xét đầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luâṭ, nhằm bảo đảm việc kiểm tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

Trong giai đoạn 4/2014 – 2017 Viện kiểm sát quận Nam Từ Liêm đã thực hiện tốt việc THQCT và kiểm sát điều tra trong việc điều tra các vu ̣án hình sự. Kết quả đạt được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1. Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKSND quận Nam Từ Liêm giai đoaṇ T4/2014 – 2017

Năm Số vu ̣án Số bị can Số không phê chuẩn bắt khẩn cấp Số không phê chuẩn tạm giam Số không phê chuẩn khởi tố bi ̣ can Số hủy bỏ khởi tố vu ̣án 2014 225 329 1 3 2 0 2015 310 440 3 5 4 0 2016 318 472 5 3 2 0 2017 342 518 2 2 1 0 Tổng 1195 1759 11 13 9 0

(Nguồn: Thụ lý tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm)

Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, qua công tác THQCT và kiểm sát việc khởi tố, điều tra của VKSND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện tốt chức năng của mình, đảm bảo tốt quyền con người của người bị tình nghi, khởi tố bị can. Trong công tác chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, VKSND quận Nam Từ Liêm đã không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với 11 người, không phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 13 người, không phê chuẩn khởi tố bị can đối với 9 người. Điều này cho thấy, nếu không có sự tham gia và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền bị can của VKSND thì những trường hợp trên sẽ thuộc trường hợp chưa đủ căn cứ bắt, khởi tố, tạm giam... Điều này sẽ dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị tác động.

Những kết quả trên đây cho thấy, VKSND quận Nam Từ Liêm đã tích cực, chủ động trong việc phát hiện các sai sót trong quá trình điều tra các vu ̣án hình sự có thế dẫn đến việc vi phạm quyền bị can của Cơ quan điều

tra. Từ đó, bằng chức năng của mình, VKSND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện việc ban hành các quyết định hủy bỏ, quyết định đình chỉ các quyết định có tác động tới quyền con người của bi ̣can hoặc người bị buộc tội. Các hoạt động của VKSND quận Nam Từ Liêm đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, bị buộc tội, bị can trong tố tụng hình sự, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của Cơ quan điều tra, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong khởi tố điều tra các vụ án hình sự.

Trong quá trình THQCT và kiểm sát điều tra, VKSND quận Nam Từ Liêm đã có nhiều đổi mới trong công tác nghiệp vụ, VKSND đã chủ động phối hợp với các Cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội, quản lý thông tin về tình hình tội phạm để chủ động đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý.

Công tác THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự có những chuyển biến tích cực . Thông qua công tác kiểm sát, VKSND quận Nam Từ Liêm đã chú trọng việc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, trong đó đã ban hành 24 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, 11 kiến nghị trong phòng ngừa vi phạm và phạm tội.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được của ngành kiểm sát quận Nam Từ Liêm, mặc dù có nhiều cố gắng , nhưng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của VKSND quận Nam Từ Liêm có lúc còn ít nhiều hạn chế, thiếu sót như: chưa được kịp thời, chưa thật chủ động, chưa đầy đủ, toàn diện, việc phát hiện những vi phạm trong hoạt động điều tra chưa được thường xuyên và thiếu kiến quyết, còn hiện tượng nể nang, các yêu cầu điều tra chưa xác thực, cụ thể… Những hạn chế đó, cần được khắc phục, nhằm đáp ứng ngày càng cao

của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 việc trả hồ sơ được thực hiện trong trường hợp như: thiếu các chứng cứ quan trọng, có căn cứ khởi tố bị can thêm một tội danh mới hoặc có vi phạm trong thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, việc trả hồ sơ ở những giai đoạn như vậy là thể hiện sự hạn chế của công tác điều tra, kiểm sát điều tra. Mỗi lần trả hồ sơ như vậy khiến quá trình điều tra vụ án kéo dài, nhất là những vụ án cấp trên trả xuống cấp dưới thời gian còn kéo dài hơn, đây cũng là những bức xúc. Là cơ quan được pháp luật giao quyền hạn, trách nhiệm quyết định và kiểm sát việc khởi tố, bảo đảm cho việc khởi tố đúng pháp luật, có căn cứ nhưng quá trình kiểm sát việc khởi tố nhiều khi chưa được chặt chẽ gây ảnh hưởng xấu tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Các hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự dẫn đến một số vụ án đã bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu những chứng cứ quan trọng. Điều này cho thấy những thiếu sót trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, cán bộ, kiểm sát viên không sâu sát đối với vu ̣án, không đề ra yêu cầu điều tra một cách kịp thời. Điển hình như vu ̣án: Nguyễn Văn Thương bị Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm truy tố về tội: “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm trả hồ sơ cho VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ với các lý do sau:

Xác định đầy đủ những người tham gia chứng kiến việc hoà giải ngày 16/5/2011 tại nhà của bị hại là anh Lê Đức Long.

Biên bản hiện trường với sơ đồ hiện trường không đồng nhất, sơ đồ hiện trường không ghi rõ phương hướng, không mô tả vị trí ranh giới tại các khu vực hiện trường.

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án VKS quận Nam Từ Liêm nhận thấy việc trả hồ sơ của toà án là có căn cứ nên đã ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra công an quận Nam Từ Liêm để điều tra bổ sung sau đó vụ án đã được Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm xét xử theo thẩm quyền.

Ở lý do thứ nhất: Vụ án được khởi tố, truy tố, xét xử theo yêu cầu của người bị hại, đương nhiên người bị hại không rút yêu cầu nên Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm truy tố và chuyển hồ sơ sang toà, biên bản hoà giải (không thành) không có ý nghĩa quyết định đến việc truy tố, do đó việc toà án trả hồ sơ là không đúng với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự.

Ở lý do thứ hai: Trong mọi trường hợp biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường luôn là những tài liệu quan trọng trong vụ án, nó có giá trị chứng minh rất cao. Tính phù hợp, chuẩn xác giữa biên bản hiện trường và sơ đồ hiện trường là một đòi hỏi bắt buộc. Sự không đồng nhất giữa biên bản hiện trường với sơ đồ hiện trường hoặc sơ đồ hiện trường được xác lập nhưng không đầy đủ vừa làm cho người xem khó hiểu, vừa làm giảm tính chứng minh cũng như giảm giá trị của tài liệu, đây là một thiếu sót của Điều tra viên, Kiểm sát viên kiểm sát điều tra vụ án. Vì vậy, việc Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ.

Bên cạnh đó, vẫn còn những vụ án phải đình đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can, thể hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra có lúc chất lượng chưa cao, chưa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án, năng lực của Kiểm sát viên còn hạn chế.

Mặc dù trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKSND còn có những hạn chế nhất định. Nhưng

tựu chung lại, công tác kiểm sát khởi tố nhìn chung đã được chú ý chặt chẽ góp phần vào việc đảm bảo áp dụng pháp luật nhanh chóng, kịp thời, đúng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực giải quyết các vụ án cụ thể mà còn cả trong lĩnh vực khác như nắm tin báo, tố giác về tội phạm, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, đảm bảo việc giải quyết án hình sự đúng pháp luật. Nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án của VKSND, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền công dân, quyền con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 57 - 63)