Tình hình quyền của bị can trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam trong các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

- Tội phạm về ma tuý : khởi tố 417 vụ/576 bị can Đối tượng phạm tội chủ yếu là các con nghiện mua bán ma túy dưới dạng gói nhỏ về sử dụng và

3. Tình hình quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộ

3.2. Tình hình quyền của bị can trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam trong các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ

giam trong các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm

Trong công tác THQCT và kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tam giam của VKSND quận Nam Từ Liêm đã đạt được những kết quả nhất định. Từ thời điểm thành lập tháng 4/2014 đến năm 2017 VKSND quận Nam Từ Liêm đã kiểm sát việc bắt người đối với 1770 trường hợp trong đó, qua công tác kiểm sát chặt chẽ các lệnh bắt, tạm giữ này mà VKSND đã yêu cầu trả tự do cho người bị bắt trong các trường hơp ̣ bắt sai, không có căn cứ, không đủ căn cứ khởi tố bị can, xử lý hành chính trong 20 trường hợp. Điều này cho thấy, qua công tác THQCT và kiểm sát việc bắt, tạm giữ mà VKSND đã bảo vệ tốt được quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền tự do trong công tác tạm giữ, tạm giam. Ngăn chặn được nhiều trường hợp bị bắt, tạm giữ không có căn cứ và sai thẩm quyền, sai thủ tục.

Ví dụ điển hình về việc Viện kiểm sát đã thực hiện tốt việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam, kiểm sát khởi tố bị can, tránh được việc tạm giam, khởi tố oan, sai, đó là vụ án Lò Văn Đua vận chuyển trái phép chất ma túy, nội dung như sau: Hồi 15h45 ngày 16/5/2015, tại bến xe Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1,

Nam Từ Liêm, Hà Nội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt quả tang: Lò Văn Đua – sinh năm 1982, trú tại bản Noong Hẹt, Tuần Giáo, Điện Biên. Thu trong túi áo Đua 01 gói nilon chứa chất bột màu trắng – kết quả giám định là 6,279 gam Heroin; Lường Văn Lý– sinh năm 1991, trú tại bản Chiền Đi 1, Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La. Thu trong túi vải khoác trên vai Lý 03 gói nilon trong chứa chất bột màu trắng, giám định là trên 119,236 gam Heroin. Công an quận Nam Từ Liêm đã khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ các đối tượng.

Qua nghiên cứu tài liệu điều tra ban đầu do CQĐT thu thập thể hiện: tại các biên bản ghi lời khai cả hai đối tượng đều khai nhận phù hợp nhau về việc biết trong túi có ma túy và vận chuyển thuê từ Mộc Châu, Sơn La xuống Hà Nội để lấy tiền công. Với việc các đối tượng bị bắt quả tang khi mang ma túy trên người đồng thời khai nhận như trên, nếu không thận trọng thì đã ra quyết định khởi bị can, tạm giam đối với cả hai đối tượng về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy theo điểm b khoản 4 điều 194 Bộ luật hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Tuy nhiên, Kiểm sát viên đã rất thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ tạm giữ các đối tượng trên. Khi nghiên cứu bản tường trình do đối tượng Lường Văn Lý viết, Kiểm sát viên phát hiện thấy nội dung bản tường trình có dấu hiệu khác thường, nội dung không thống nhất, có biểu hiện oan, sai trong việc tạm giữ hình sự đối tượng Lường Văn Lý. Kiểm sát viên đã báo cáo lãnh đạo Viện để tham gia cùng Điều tra viên ghi lời khai của các đối tượng trên. Qua đấu tranh, khai thác đã phát hiện ra việc ghi lời khai trước đó không đảm bảo khách quan, có việc ép cung. Qua đấu tranh đã xác định được: Lường Văn Lý đã bị các đối tượng khác lừa gạt, biến thành “phương tiện” vận chuyển ma túy mà không biết. Từ kết quả xác minh đó, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, trả tự do ngay cho Lường Văn

Lý. Qua đó tránh được oan, sai trong việc khởi tố bị can và áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với Lường Văn Lý về một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Về hoạt động tạm giam , VKSND quận Nam Từ Liêm đã kiểm sát chặt chẽ việc tạm giam đối với 1759 bị can. Trong việc kiểm sát tạm giam VKSND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện tốt công tác này, yêu cầu CQĐT và nhà tạm giữ thực hiện đúng trình tự, thủ tục, chế độ giam giữ theo yêu cầu của BLTTHS và các quy định về giam giữ có liên quan. Không để trường hơp ̣ nào hết hạn tạm giam mà vẫn bị giam, không đảm bảo chế độ giam giữ. Khi phát hiện căn cứ để tạm giam bị can không còn, VKSND phối hơp ̣ cùng CQĐT thực hiện việc thay đổi biện pháp ngăn ngặn tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can để đảm bảo quyền con người của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 65)