Tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực giảng viêntại Đại học Quốc gia Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực giảng viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 40)

2.2. Thực trạng thu hút nguồn nhân lực giảng viêntại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2. Tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực giảng viêntại Đại học Quốc gia Thành

Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyển dụng đối với giảng viên ngoài nước: Việc thu hút người Việt Nam ở

nước ngoài và chuyên gia người nước ngoài đến công tác tại các đơn vị trực thuộc là một trong những mục tiêu chính trong Kế hoạch Chiến lược về công tác Hợp tác quốc tế của ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020 nhằm tăng cường khả năng quốc tế hoá môi trường dạy và học cũng như tiếp cận, trao đổi và cập nhật phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo thông qua việc sử dụng và làm việc trực tiếp với các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia người nước ngoài đến làm việc ngắn hạn và dài hạn tại các trường, kết quả đạt được:

Tổng số giảng viên, nhà khoa học quốc tế đến làm việc tại các đơn vị trong ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2018 là 508 người, trong đó: Giáo sư 131 người; Phó Giáo sư: 31 người; Tiến sĩ: 153 người; Khác 193 người. Về quốc tịch các nhà khoa học đến từ 40 nước, trong đó nhiều nhất là: Mỹ: 100 người; Hàn Quốc: 45 người; Thái Lan: 46 người; Nhật bản: 41 người. Về các ngành/lĩnh vực chuyên môn: 131 ngành/lĩnh vực chuyên môn, trong đó, tập trung nhiều nhất thuộc nhóm ngành Kỹ thuật và Ngôn ngữ. Về nhóm công việc: Giảng dạy 320; Hội thảo: 160; Nghiên cứu: 28, về thời gian làm việc: > 03 tháng 180 người; từ 01 – 03 tháng 06 người; < 01 tháng 322 người [45].

Đóng góp của nhà khoa học, chuyên gia đến hoạt động đào tạo: Với đội ngũ giảng viên đa số tốt nghiệp ở nước ngoài luôn mang lại cho học viên môi trường học tập năng động sáng tạo theo các phương pháp tiên tiến trên thế giới. Đa số các giảng viên rất nhiệt tình trong giảng dạy, đóng góp nhiều cho công tác đào tạo của Trường và chấp hành tốt các quy định của nhà Trường. Bên cạnh đó, các giảng viên quốc tịch nước ngoài góp phần không nhỏ trong việc truyền cảm hứng cho học viên bằng những chia sẻ trải nghiệm thực tế tại nước ngoài.

Đóng góp của nhà khoa học, chuyên gia đến hoạt động nghiên cứu khoa học: Với mục tiêu trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đội ngũ giảng

viên của trường luôn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Các giảng viên quốc tịch nước ngoài cũng đã có nhiều đóng góp với không chỉ các bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, SCI, SCOPUS mà còn hợp tác chuyển giao công nghệ thành công.Các giảng viên, nghiên cứu viên nước ngoài có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của các khoa, bộ môn của các trường thành viên nói riêng và của ĐHQG-HCM nói chung. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được ở nước ngoài, các giảng viên, nghiên cứu viên nước ngoài có thể góp phần giúp cho môi trường học thuật Nhà trường trở nên thực tiễn và đa dạng hơn thông qua những buổi báo cáo, thảo luận chuyên đề và nghiên cứu khoa học. Các giảng viên, nghiên cứu viên nước ngoài làm việc tại trường còn là cầu nối để ĐHQG-HCM có thể kết nối với nhiều đối tác quốc tế, mở rộng mạng lưới các học giả, nhà nghiên cứu và giảng viên quốc tế, tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ - giảng viên và học viên của Nhà trường.

Vai trò của nhà khoa học, giảng viên trong sự phát triển của đơn vị: Bằng những đóng góp sâu rộng về mặt kiến thức chuyên môn trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Khoa/Bộ môn tại các đơn vị, các giảng viên quốc tịch nước ngoài đã góp phần nâng cao hình ảnh của đơn vị mình nói riêng và của trường nói chung đến các học viên, xã hội. Không những vậy, các giảng viên quốc tịch nước ngoài còn giới thiệu Khoa/Bộ môn và nhà trường đến với các trường đại học và sinh viên nước ngoài, giúp tăng cường trao đổi sinh viên quốc tế, hợp tác đào tạo - nghiên cứu.

Tuyển dụng đối với giảng viên, nhà khoa học trong nước: Từ năm 2017 đến

2018, sự phát triển, mở rộng quy mô đào tạo dẫn tới nhu cầu tuyển dụng giảng viên tại ĐHQG-HCM rất lớn. Năm 2017 số lượng giảng viên, nhà khoa học trong nước được tuyển dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, năm 2017 ĐHQG-HCM tuyển dụng được 205 giảng viên, đến năm 2018 số lượng giảng viên được tuyển dụng mới tại ĐHQG-HCM là 198.

Trên thực tế ĐHQG-HCM số lượng tuyển dụng tại ĐHQG-HCM là rất lớn, tuy nhiên có một điểm đặc biệt là quy mô nhân lực giảng viên từ năm 2016 đến 2018 không có biến động nhiều mà còn có xu hướng giảm xuống trong năm 2018 so với

các năm trước. Điều này đặt ra một thực tế là việc thu hút, giữ chân nguồn nhân lực hiện tại của ĐHQG-HCM đang gặp rất nhiều khó khăn. Có thể lý giải tình trạng chảy máu chất xám từ ĐHQG-HCM ra lĩnh vực tư nhân, nhất là các trường đại học tư thục, dân lập nơi có nguồn lực tài chính dồi dào và cơ chế đãi ngộ hậu hĩnh, với một cơ chế quản lý thông thoáng hơn.

Vấn đề trong thu hút nguồn nhân lực giảng viên của ĐHQG-HCM không chỉ nằm ở số lượng, bởi số lượng phụ thuộc vào yếu tố nhu cầu của ĐHQG-HCM và quy mô đào tạo, vấn đề quan trọng ở đây là chất lượng của người được tuyển dụng, số lượng giảng viên được tuyển dụng tại ĐHQG-HCM đã được xem là giảng viên có chất lượng cao hay chưa?.

Về mặt trình độ, trong số những người tuyển mới đa phần là giảng viên có trình độ thạc sĩ hoặc sinh viên tốt nghiệp Đại học được giữ lại làm trợ giảng, rất ít giảng viên có trình độ GS,PGS; Tiến sĩ.

Năm 2016, 2017, mỗi năm tuyển được 10 tiến sĩ/năm, 2 GS, PGS. Riêng năm 2018 chỉ tuyển được 7 Tiến sĩ, trong khi cũng trong 3 năm qua ĐHQG-HCM đã để cho 25 Tiến sĩ, 87 Thạc sĩ nghỉ việc, thêm vào đó số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư đến tuổi nghỉ hưu, hết tuổi quản lý xin ra khỏi ĐHQG-HCM để tiếp tục công tác và giữ các chức vụ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học dân lập, tư thục rất lớn. Đơn cử như một số đơn vị trường Đại học thành viên viên thuộc ĐHQG-HCM như Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Quốc tế… trong những năm trở lại đây rất khó để tuyển được giảng viên đạt chuẩn theo vị trí việc làm, trong khi đó lượng giảng viên nghỉ việc, chuyển công tác rất lớn, kể cả các Phó Giáo sư đầu ngành.

Từ thực trạng trên đã và đang đặt ra cho ĐHQG-HCM bài toán về duy trì nguồn nhân lực, tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ, tài năng kế cận để tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu trong kế hoạch chiến lược của ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020.

Sử dụng giảng viên

- Quy hoạch, bổ nhiệm

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 19 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng

cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. ĐHQG- HCM, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu bộ máy của các đơn vị theo yêu cầu thực tiễn công tác; rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị mới, sáp nhập nhằm đảm bảo hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của ĐHQG-HCM. Trong năm 2018, ĐHQG-HCM đã thực hiện sáp nhập Trung tâm khảo thí tiếng Anh vào Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo; Trung tâm Đại học Pháp vào Viện Đào tạo Quốc tế, bên cạnh đó ĐHQG-HCM cũng hoàn thiện quy định về quản lý việc thành lập các đơn vị trực thuộc trường nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, tăng sức mạnh hệ thống. Cơ cấu tổ chức của ĐHQG-HCM càng hoàn thiện sẽ là điều kiện quan trọng để ĐHQG-HCM xây dựng uy tín, tạo lập môi trường tốt để thu hút thêm nhà khoa học nói chung và giảng viên nói riêng đến công tác, cống hiến lâu dài tại ĐHQG-HCM.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm kiện toàn nhân sự: Bện cạnh việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, ĐHQG-HCM đã thực hiện nghiêm túc, dân chủ công tác quy hoạch, bổ nhiệm kiện toàn nhân sự, điều đó góp phần giới thiệu được nguồn nhân sự kế cận để ĐHQG-HCM có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trong thời gian tới. Tiến hành triển khai việc rà soát, bổ sung quy hoạch vác chức danh thuộc thẩm quyền ĐHQG-HCM bổ nhiệm. Trong năm 2018, ĐHQG-HCM đã quyết định điều động 28 trường hợp, bổ nhiệm 10 trường hợp, luân chuyển, bổ nhiệm 3 trường hợp, bổ nhiệm lại 15 trường hợp, kéo dài thời gian giữ chức vụ 2 trường hợp, cho thôi giữ chức vụ quản lý đối với 20 trường hợp. Về quy hoạch nhân sự, có 16 cán bộ, giảng viên được quy hoạch cấp chiến lược (thuộc chức danh giám đốc, phó giám đốc ĐHQG-HCM, thủ trưởng đơn vị thành viên); 36 cán bộ quy hoạch cấp chiến thuật (thuộc các chức danh:Chánh, phó chánh văn phòng, trưởng, phó ban chức năng ĐHQG-HCM; phó thủ trưởng đơn vị thành viên, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc) và 34 cán bộ, giảng viên quy hoạch cấp tác nghiệp (thuộc các chức danh phó thủ trưởng đơn vị trực thuộc) [41].

- Thực hiện chế độ chính sách

Bên cạnh việc nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ viên chức, ĐHQG-HCM tiếp tục hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách, công tác nâng lương

nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với giảng viên. Chi trả đầy đủ các chế độ phụ cấp cũng như thực hiện việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước hạn đối với giảng viên lập thành tích xuất sắc.

Ngoài ra, tại một số trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM như Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Quốc tế… có chính sách đãi ngộ đối với giảng viên rất tốt. Tại đây, hàng quý giảng viên được hưởng thu nhập tăng thêm dựa trên kết quả đánh giá của đơn vị và nhà trường. Mức hưởng thu nhập tăng thêm dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, được xếp loại theo ba mức A, B và C. Tại trường Đại học Bách khoa Tp.HCM, giảng viên được hưởng mức phụ cấp hiệu quả công việc dựa trên kết quả đánh giá của đơn vị và sinh viên.

Tại ĐHQG-HCM một số đơn vị đã sớm thực hiện cơ chế tự chủ như Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, thì mức thu nhập bình quân của giảng viên của Trường trung bình khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng. Đối với một số trường như Trường Đại học Công nghệ Thông tin giảng viên có trình độ Tiến sĩ có mức thu nhập bình quân là 18 triệu/tháng, một số giảng viên có thể có thu nhập 35 triệu/tháng nếu tham gia một số đề án trọng điểm của Trường.

Ngoài các chế độ chính sách về lương, thu nhập thì ĐHQG-HCM còn có các chính sách về nhà ở, nghỉ dưỡng, đào tạo bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

Nhìn chung chế độ chính sách đối với giảng viên tại ĐHQG-HCM thời gian qua cơ bản được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên bên cạnh đó ĐHQG-HCM cũng cần phải có sự đa dạng trong cơ chế thực hiện chính sách, theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường thành viên và đơn vị trực thuộc, phát triển nhiều hơn nữa các chính sách về học thuật, nghiên cứu khoa học kết hợp với tạo lập một môi trường đào tạo, nghiên cứu ngày càng chuyên nghiệp, từ đó sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong thu nhập của đội ngũ giảng viên, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị đào tạo khác trong thu hút nguồn giảng viên chất lượng cao.

- Thi đua khen thưởng

Thi đua:ĐHQG-HCM đã quán triệt, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong

“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ chính trị và thực hiện kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2016 - 2020 với việc xác định trọng tâm chủ đề từng năm, trong đó, năm 2019 với chủ đề “Tự chủ đại học - Đổi mới và sáng tạo”, cùng với sự quyết tâm, đồng lòng, sự nỗ lực trong lao động, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và các thế hệ sinh viên, học sinh, ĐHQG-HCM đã đạt được nhiều thành quả nhất định. Các phong trào thi đua yêu nước đã được phát động.

Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, tiềm năng và sức mạnh hệ thống để phát triển ĐHQG-HCM.

ĐHQG-HCM tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”. Trong đó, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên, trang bị cho học sinh, sinh viên năng lực và phương pháp làm việc khoa học, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; Tăng cường công tác quản lý đào tạo, làm tốt công tác thi, kiểm tra, đánh giá; tổ chức tốt việc thăm lớp, dự giờ; biên soạn giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ và chuẩn CDIO. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đào tạo”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Trong đó, đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống văn hóa lành mạnh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, đào tạo và ĐHQG-HCM.

Thực hiện phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, phong trào thi đua xây dựng người cán bộ, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Trong đó, toàn ĐHQG-HCM đã thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch các hoạt động của nhà trường, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả vai trò của Ban Thanh tra nhân dân; kịp thời

phát hiện và xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân để xảy ra tiêu cực, lãng phí. Mỗi tập thể, cá nhân thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, ứng xử văn minh,lịch sự, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách làm việc khoa học.

Thực hiện tốt phong trào thi đua đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp. Phấn đấu không để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động. Thường xuyên quan tâm đến cảnh quan môi trường, các công trình phục vụ giảng dạy, học tập, phục vụ đời sống của cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, đảm bảo công sở, nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng; duy trì chế độ vệ sinh cơ quan cho Nhà trường, công sở thực sự xanh - sạch - đẹp.

Khen thưởng, ĐHQG-HCM đã làm việc trực tiếp với Bộ GD&ĐT, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước về đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực giảng viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)