Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại ĐHQG-HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực giảng viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

3.3. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực giảng viêntại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.6. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại ĐHQG-HCM

Tự do học thuật, nghiên cứu là quyền tự do giảng dạy, học tập, nghiên cứu và theo đuổi tri thức, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng.

Theo Ông HVK, 56 tuổi, ĐHQG-HCM, “cần tăng cường chính sách tài chính

ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học để kết nối nghiên cứu với cuộc sống, tránh nghiên cứu thiếu thực tiễn. Bên cạnh đó, tạo môi trường tự do học thuật tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, gồm các yếu tố: Tự do giảng dạy, tự do nghiên cứu và tự do phát biểu, thảo luận khoa học. Ba yếu tố

này gắn kết chặt chẽ. Khi quyền tự do học thuật được Nhà nước bảo vệ, sẽ là nền tảng thiết yếu để phát triển tri thức khoa học. Mặt khác, môi trường tự do học thuật cũng phải được tạo dựng và vun đắp bởi chính các nhà khoa học cùng nhau có ý thức xây dựng một hệ thống chuẩn mực của khoa học và đạo đức”.

Để tạo được môi trường giảng dạy, nghiên cứu mở ĐHQG-HCM cần phải đảm bảo quyền tự do của giảng viên trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm; được trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết; hỗ trợ giảng viên trong công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay kiểm duyệt; và làm sao để cho giảng viên được giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn. Ngoài ra, ĐHQG-HCM cũng tạo điều kiện hết mức cho sinh viên trong viêc đảm bảo quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình.

Song song với việc tạo lập một môi trường giảng dạy nghiên cứu tốt nhất cho giảng viên và sinh viên, ĐHQG-HCM cũng phải nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý để góp phần biến những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành nguồn thu của đơn vị, nâng cao thu nhập cho cán bộ giảng viên.

Để có được tự do trong học thuật, tự do trong nghiên cứu, một số vấn đề quan trọng cần phải được xem xét.

Một là, vấn đề tự chủ đại học tại ĐHQG-HCM cần được xác định rõ trong mô

hình quản trị đại học cấp hệ thống; khái niệm và nội hàm của nó cần được xác định một cách chính xác để có thể các bên đều giữ đúng vai trò, chức trách của mình trong hệ thống đại học, đặc biệt là đại học công. Khái niệm tự chủ tài chính cần được xem xét lại để tạo môi trường tài chính lành mạnh cho giáo dục đại học phát triển vì lợi ích cao nhất của người học và xã hội. Loại hình tự chủ (toàn diện hay thủ tục) cũng cần được xác định rõ. Với bối cảnh hiện nay của Việt Nam, ĐHQG-HCM cần xác định tự chủ thủ tục có thể là lựa chọn phù hợp hơn, và có tính khả thi lớn hơn.

Hai là, việc xã hội hóa giáo dục cần được nhìn nhận chuẩn xác hơn, để từ đó xác định phạm vi và khái niệm tự chủ tài chính phù hợp trong giáo dục công lập. xã hội hóa là giải pháp huy động và chia sẻ nguồn lực xã hội, bao gồm cả nhân lực, tài lực, tri thức, vv, để thực hiện một số dịch vụ xã hội nhất định. Xã hội hóa rõ ràng không phải chỉ là về tài chính, và không phải là xóa bỏ vai trò và nghĩa vụ tài chính của nhà nước đối với các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập. Không thể sử dụng chính sách xã hội hóa để chối bỏ trách nhiệm tài chính với các dịch vụ này. Vấn đề là cần có cơ chế phù hợp, hiệu quả cho phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học nói chung và ĐHQG-HCM nói riêng.

Ba là, ĐHQG-HCM cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế cho phép và khuyến

khích tự do học thuật như là một khía cạnh của tự chủ đại học để phát huy tốt nội lực của đội ngũ giảng viên.

Năm là, hệ thống văn bản của ĐHQG-HCM cần tập trung gỡ rối các xung đột giữa các luật và đồng bộ hóa các quy định do các bộ và cơ quan chủ quản ban hành nhằm đảm bảo một môi trường pháp lý nhất quán cho quá trình thiết lập cơ chế tự chủ.

Tóm lại, việc tạo lập một môi trường làm việc hiệu quả, với sự tự do trong học thuật, nghiên cứu kết hợp với các chế độ đãi ngộ là những điều kiện quan trọng cho việc thu hút nguồn nhân lực giảng viên cho ngành giáo dục nói chung và ĐHQG- HCM nói riêng.

3.3.7. Tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực giảng viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)