Chu trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Chu trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Theo lý luận chung về chính sách công, việc thực thi chính sách NCCVCM bao gồm các bƣớc cơ bản sau đây:

- Bước1: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bƣớc cần thiết quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này phải đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa chính sách vào cuộc sống và gồm các bƣớc sau đây: Kế hoạch về tổ chức, điều hành nhƣ hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi; kế hoạch cung cấp nguồn vật lực nhƣ tài chính, trang thiết bị; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; dự kiến về quy chế, nội quy về tổ chức và điều hành thực thi chính sách.

- Bước2: Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã đƣợc thông qua. Nó giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu đƣợc về chính sách và giúp cho chính sách đƣợc triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Việc tuyên truyền này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang đƣợc thực thi và với mọi đối tƣợng.

- Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách: Một chính sách thƣờng đƣợc thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bước 4: Duy trì chính sách: đây là bƣớc làm cho chính sách tồn tại đƣợc và phát huy tác dụng trong môi trƣờng thực tế. Để duy trì đƣợc chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố, nhƣ Nhà nƣớc là ngƣời tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trƣờng để chính

sách đƣợc thực thi tốt. Đối với ngƣời chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách.

- Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Nó đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (thông thƣờng cơ quan nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh). Việc điều chỉnh này phải đáp ứng đƣợc việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng chính sách ban đầu.

- Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách: Bất cứ

triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách đƣợc thực hiện đúng, và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà nƣớc thực hiện việc kiểm tra này, và nếu tiến hành thƣờng xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững đƣợc tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tƣợng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

- Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: khâu này đƣợc tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách. Ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan nhà nƣớc và đối tƣợng thực hiện chính sách [, tr.131, 136].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)