Khái quát về quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 50 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khái quát về quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ (chính thức đi vào hoạt động từ 01-9-1997) bao gồm 4 thị trấn (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) tách ra từ huyện Từ Liêm, với diện tích tự nhiên 1210,07 ha và 8,29 vạn nhân khẩu. Năm 2005, phƣờng Dịch Vọng Hậu đƣợc thành lập trên cơ sở tách từ hai phƣờng Quan Hoa và Dịch Vọng. Đến nay, quận gồm 8 phƣờng với dân số trên 26 vạn ngƣời.

Khi mới thành lập, Cầu Giấy là một quận đan xen giữa đô thị và nông thôn. Những đặc trƣng của làng xã, những tập tục sinh hoạt của nền nông nghiệp, nông thôn vẫn chi phối trong cách nghĩ, cách làm và sinh hoạt ở nhiều nơi. Xuất phát điểm về kinh tế của quận còn thấp so với các quận nội thành cũ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chƣa đồng bộ, trình độ dân trí, đội ngũ cán bộ không đồng đều nên còn khó khăn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của quận. Tuy nhiên, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố; sự giúp đỡ, phối hợp của các sở, ban, ngành thành phố, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, năng động, sáng tạo vận dụng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực hiện nhiệm vụ của quận, từng bƣớc ổn định, vƣơn lên và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong 20 năm xây dựng và phát triển.

* Về kinh tế:

20 năm qua, hoạt động các ngành Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo đƣợc sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu kinh tế, từ Công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp,

nay đã chuyển theo đúng định hƣớng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra là Dịch vụ - Thương mại và Công

nghiệp - Xây dựng. Cụ thể:

Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt 7.982,487 tỷ đồng và không còn thành phần kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 206.137,270 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận tăng từ 35 tỷ đồng năm 1998 lên hơn 6.200 tỷ đồng năm 2016 (tăng gần 180 lần). Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại ngày càng phát triển mạnh. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thƣơng mại - Dịch vụ - Hành chính của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông.

* Về văn hoá - giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội:

20 năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của quận có bƣớc phát triển mạnh về cả quy mô và chất lƣợng,đƣợc quan tâm, đầu tƣ phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Trong 20 năm quận đã đầu tƣ hơn 2.000 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trƣờng học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tƣ cho giáo dục. Toàn quận có 35 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trƣờng THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trƣờng chuẩn khu vực Đông Nam

Á. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đƣợc nâng cao. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi và đạt chuẩn, trên chuẩn ở các cấp học ngày càng cao. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao cấp thành phố, cấp quốc gia và quốc tế. Liên tục 11 năm ngành giáo dục và đào tạo quận đƣợc nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố.

Quận đã quan tâm đầu tƣ xây dựng 362 thiết chế văn hóa (trong đó có 139 nhà họp tổ dân phố, 20 bể bơi, 82 sân chơi cho trẻ em tại các khu dân cƣ đƣợc lắp đặt các trang thiết bị đồ chơi hiện đại); nâng cấp Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao, Nhà truyền thống của quận ngày càng khang trang hiện đại, (8/8 phƣờng có trung tâm văn hóa thông tin và thể thao, cơ bản đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân); quận đã thực hiện xã hội hóa, đầu tƣ hơn 13 tỷ đồng vào xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị đồ chơi tại 02 công viên Cầu Giấy và công viên Nghĩa Đô phục vụ vui chơi cho các cháu thiếu nhi và là nơi sinh hoạt TDTT hàng ngày của nhân dân; các phong trào văn hóa, văn nghệ TDTT, các CLB phát triển mạnh, góp phần tạo môi trƣờng sống lành mạnh, nâng cao thể chất và chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hoá, dịch vụ văn hoá, di tích lịch sử văn hoá, cách mạng luôn đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm; công tác tôn giáo và thực hiện Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo đƣợc chỉ đạo chặt chẽ, không để xảy ra phức tạp về công tác tôn giáo trên địa bàn.

Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh đƣợc tập trung đẩy mạnh;Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,

đô thị văn minh” tiếp tục đƣợc triển khai sâu rộng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Hàng năm, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn

gia đình văn hóa đạt trên 86%, tỷ lệ tổ dân phố đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa đạt gần 80%.

Các lĩnh vực an sinh xã hội đƣợc tập trung giải quyết có hiệu quả. Công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách đối với ngƣời có công và các chính sách xã hội khác luôn đƣợc cấp ủy, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội quận, phƣờng quan tâm thực hiện chu đáo, kịp thời. Trong 20 năm qua Quận đã đầu tƣ xây dựng và bàn giao 42 nhà tình nghĩa, sửa chữa 171 nhà với tổng số kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Khám, cấp phát thuốc và tặng quà cho các gia đình chính sách nhân dịp lễ tết, 27/7 trị giá 05 tỷ đồng. Trao tặng 3.046 sổ tiết kiệm trị giá 2,2 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, ngƣời có công. Đề nghị Nhà nƣớc phong tặng và truy tặng cho 56 Bà MẹViệt nam anh hùng (hiện 04 Mẹ còn sống). Quận đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 87.000 lao động, giảm 1.446 hộ nghèo, đến nay trên địa bàn quận không còn hộ nghèo.

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm. Chất lƣợng khám chữa bệnh ban đầu đƣợc nâng lên, 100% phƣờng đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.Công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và có hiệu quả. Quận đã mở lớp phổ cập bơi và phòng chống đuối nƣớc cho 8.160 lƣợt trẻ em trên địa bàn quận. Công tác giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo cũng luôn đƣợc Cấp ủy, Chính quyền đặc biệt quan tâm, đến tháng 6 năm 2017, quận Cầu Giấy đã không còn hộ nghèo theo tiêu chí năm 2017.

Ngoài ra, Cầu Giấy còn là quận đạt nhiều thành tựu về quản lý đầu tƣ xây dựng và phát triển đô thị, công tác an ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội những năm qua phát triển vững mạnh. Với những thành tựu to lớn trong 20 năm xây dựng

và phát triển, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng: Huân chƣơng Lao động hạng Ba (2002); Huân chƣơng Lao động hạng Nhì (2006); Huân chƣơng Lao động hạng Nhất (2011).

Định hƣớng phát triển của quận trong thời gian tới là: xây dựng quận Cầu Giấy trở thành trọng điểm phát triển đô thị xanh - sạch - đẹp, là một trong những trung tâm thƣơng mại - dịch vụ - hành chính của Thủ đô; phát triển kinh tế bền vững, gắn với phát triển văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự.

2.1.2. Tình hình người có công với cách mạng ở quận Cầu Giấy

Chăm lo mọi mặt đời sống cho NCC và thân nhân ngƣời có công với cách mạng thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc, Chính quyền và nhân dân. Tính đến tháng 11 năm 2016, quận Cầu Giấy đang quản lý 8.291, thực hiện chi trả trợ cấp cho 4279 đối tƣợng ngƣời có công và thân nhân ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận. Số lƣợng ngƣời có công của quận đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

(Nguồn: Đối tượng NCC với CM từ trước đến tháng 11 năm 2016)

Số TT LOẠI ĐỐI TƢỢNG Tổng cộng số đối tƣợng đƣợc xác nhận từ trƣớc đến nay (từ trước đến tháng 11 năm 2015) Tổng cộng Trong đó C.sống Chết 1 Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01/01/1945 0 2 Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trƣớc TKN 19/8/1945 6 6

3 Liệt sỹ 2,440 2,440

Liệt sỹ thuộc LL Quân đội 2,198 2,198

Liệt Sỹ thuộc LL Công an 4 4

Liệt sỹ TNXP 29 29

Liệt sỹ (DCHT, DQDK, CG, ….)

209 209

4 Bà Mẹ VNAH 172 6 166

5 Anh hùng LLVT nhân dân 6 0 6

6 Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến 0 0 0 7 Thƣơng binh, Ngƣời hƣởng chính sách nhƣ TB 2,759

Thƣơng binh LLQuân đội 1,720 Thƣơng binh LLCông an 6 Ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh (TNXP) 617 Ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh (DCHT, DQDK, ...) 440 8 Bệnh binh 645 9 Ngƣời HĐKC bị nhiễm CĐHH và con đẻ của họ 400 Đối tƣợng trực tiếp 207 Loại I (Tỷ lệ từ 81% trở lên) 11 Loại II (61%-80%) 14

Loại III (41%-60%) 175

Loại IV (21%-40%) 7

Đối tƣợng gián tiếp 193

Loại I 81 Loại II 112 10 Ngƣời HĐCM hoạt động kháng chiếnbị địch bắt tù, đày 28 Trợ cấp 1 lần 0 Trợ cấp thƣờng xuyên 28 11 Ngƣời hoạt động kháng

chiến; Ngƣời HĐKC giải phóng dân tộc BVTQ và làm nghĩa vụ quốc tế (HHC)

12 Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng (HHC gia đình) Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng (hƣởng trợ cấp hàng tháng)

13 Thờ cúng liệt sỹ 1,835

Cộng 8,291

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng số ngƣời hƣởng trợ cấp ƣu đãi đối với NCC ở Cầu Giấy là 8.291 ngƣời, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh với 2.759 ngƣời, việc nắm bắt đƣợc chính xác, đầy đủ, bổ sung kịp thời các đối tƣợng NCC và thân nhân NCC đƣợc diễn ra liên tục hàng năm để thực hiện ƣu đãi theo đúng quy

định của pháp luật, hạn chế bỏ sót các đối tƣợng hoặc các trƣờng hợp hƣởng sai chế độ hay sử dụng hồ sơ giả đề hƣởng trợ cấp bất hợp pháp từ NSNN, Phòng LĐTBXH hàng năm đều thực hiện các cuộc rà soát lại đối tƣợng và có những sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thay đổi của từng giai đoạn.

2.2. Tình hình tổ chức bộ máy và quản lý thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng ở quận Cầu Giấy

2.2.1. Khái quát chung

Công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với NCCVCM đồng thời ghi nhận công lao, đóng góp, sự hy sinh, cống hiến, vai trò của NCCVCM trong xã hội. Thực hiện chính sách đối với NCCVCM là một trong những mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội mà Đảng bộ và chính quyền quận Cầu Giấy đã đề ra trong phƣơng hƣớng kế hoạch phát triển của quận. Để triển khai thực hiện chính sách đối với NCCVCM, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy đã giao cho phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực NCCVCM theo đúng quy định, có trách nhiệm giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo theo dõi công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM và gia đình họ.

Ở nƣớc ta, vấn đề ngƣời có công là một lĩnh vực thuộc quản lý nhà nƣớc về lao động, thƣơng binh và xã hội, do Chính phủ thống nhất quản lý, có sự phân công, phân cấp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Trên phạm vi cả nƣớc, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đƣợc Chính phủ phân công thống nhất quản lý các vấn đề lao động, thƣơng binh và xã hội. Ở địa phƣơng, do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, giao cho các cơ quan chuyên môn phụ trách là: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện) và Ban (cấp xã).

Cấp thành phố: Phòng Ngƣời có công là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Lao động thƣơng binh xã hội, tham mƣu giúp UBND thành phố thực hiện

chức năng quản lý nhà nƣớc về ngƣời có công trên địa bàn thành phố theo chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở lao động thƣơng binh và xã hội thành phố Hà Nội.

- Quản lý, theo dõi hồ sơ các đối tƣợng chính sách, thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng đang hƣởng trợ cấp hàng tháng và thân nhân của những đối tƣợng trên nếu hiện không còn ngƣời hƣởng trợ cấp hàng tháng.

+ Theo dõi, thực hiện chế độ chính sách ƣu tiên, chế độ trợ cấp, chế độ khám chữa bệnh thƣờng xuyên, khám chữa bệnh định kì, chế độ trang cấp thiết bị phụ trợ và các chế độ khác (nếu có)

+ Xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà nhân dịp tết Nguyên đán, ngày thƣơng binh liệt sĩ 27/7 hàng năm.

+ Tham mƣu thành lập Ban chỉ đạo quỹ đền ơn đáp nghĩa; theo dõi, tổng hợp quá trình triển khai thực hiện, tham mƣu xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích đền ơn đáp nghĩa.

+ Đảm bảo việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tƣợng chính sách theo đúng quy định hiện hành.

- Trình UBND thành phố: Ban hành văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nƣớc về lao động, thƣơng binh và xã hội trên địa bàn.

+ Chƣơng trình công tác về lao động thƣơng binh và xã hội.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách thƣơng binh, liệt sỹ, và ngƣời có công với cách mạng.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra UBND cấp quận thực hiện quản lý Nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các công trình đƣợc giao.

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tƣợng chính sách xã hội.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, thƣơng binh và xã hội trên địa bàn quận, giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực Lao động- Thƣơng binh và xã hội pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực lao động, thƣơng binh và xã hội với UBND cấp thành phố và Sở Lao động-TB và XH.

2.2.2. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy – Chủ thể chính quản lý thực hiện chính sách đối với NCCVCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 50 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)